Sunday 19 August 2012

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU

Em !
Nếu có ai hỏi điều gì phong phú nhất trong cuộc sống này xét về nội dung cũng như hình thức, Tôi sẽ không ngần ngại nói rằng đó là Ngôn Ngữ. Nó là người bạn đường duy nhất chung thuỷ trong lịch sử của con người, nó hiện diện để dánh đấu mức độ văn minh của nhân loại.
Người ta có thể kể đến những ngôn ngữ của các dân tộc, nhưng cũng nói đến những ngôn ngữ ngoại giao, văn hoá, gia đình ..; có những ngôn ngữ được diễn đạt bằng thanh âm, nhưng cũng có ngôn ngữ không lời, được diễn biểu qua những hình tượng, cảm xúc, cử chỉ ...
Vì phong phú như thế, nên để hiểu hết những gì mà ngôn ngữ muốn diễn tả, người ta phải học hỏi một cách kiên nhẫn. Tình yêu cũng có một thứ ngôn ngữ riêng của nó. Một ngôn ngữ đặc trưng mà chỉ có những người yêu nhau mới hiểu hết được.
Khi yêu nhau, em và người yêu cũng bát đầu chập chững theo những lớp học ngôn ngữ của Tình Yêu! Cái đặc biệt của loại ngôn ngữ này, là nó có khả năng quyến rũ người ta tìm hiểu, nó vừa khó và vừa dễ, nó thăng cấp theo những cung bậc của tình yêu!!!
Khi chúng em nói nhớ nhau, điều đó nó diễn tả không chỉ là những ký ức về một vùng trời kỷ niệm êm đềm, không chỉ là cảm nhận mình đang thiếu vắng một cảm giác gần gũi, một bóng hình thân quen, mà nó còn làm sinh động hoá những ý tưởng, những suy nghĩ của hai người với nhau : mình cần có nhau bởi vì người ta sẽ không nhớ nếu đang bên nhau. Ngày nào nỗi nhớ còn, ngày đó, mình vẫn còn thiếu nhau, vẫn cần có nhau phải vậy không em! Và nếu kỷ niệm có khả năng tràn vào trong nỗi nhớ, thì chỉ có tương lai mới có khả năng lấp đầy nỗi nhớ này!
Em sẽ phải tiếp tục cùng nhau học hỏi và khám phá thứ ngôn ngữ kỳ điệu này của Tình Yêu em nhé. Để rồi một lúc nào đó, em sẽ biết được Tình Yêu dành cho nhau nó lớn lao thế nào không phải chỉ bằng câu nói "Anh rất yêu em ", nhưng sẽ bằng muôn vàn những cách thức phong phú của Tình Yêu.
Tôi muốn kể cho em nghe một câu chuyện mà tôi đã đọc được từ rất lâu. Nó nhẹ nhàng và dung dị như một câu chuyện cổ tích của đời thường .....

Hai người yêu nhau nhưng gặp sự phản đối mạnh mẽ từ phía gia đình cô gái. Họ cho rằng chàng trai không xứng đáng với đĩa vị của gia đình cô, và họ sẽ không tha thứ cho cô nếu tiế tục cóa quan hệ với anh.

Mặc dù rất yêu chàng trai, nhưng khi hai người gặp nhau, cô luôn hỏi : "Anh có yêu em nhiều không ?". Cô hay bực bội do chàng trai không trả lời như ý cô mong muốn; rồi với áp lực của gia dđình khiến hai bạn trẻ bất hoà. Cô thường trút giận lên chàng trai.
Về phía mình, chàng trai luôn chịu đựng trong im lặng. Sau một năm, anh tốt nghiệp và quyết định đi du học. Trước khi ra đi, anh đã cầu hôn cùng cô gái :
-"Anh biểu lộ tình cảm của mình bằng lời nói không giỏi, nhưng tất cả những gì mà anh biết là anh yêu em. Về phía gia đình, anh sẽ cố gắng hết sức thuyết phục để gia đình em đồng ý. Em thuận ý làm vợ anh chứ?"
Cô gái ưng thuận, và với sự quyết tâm của chàng trai, cuối cùng gia đình cô gái cũng nhượng bộ và đồng ý cho họ kết hôn với nhau. Trước khi chàng trai lên đường, hai người làm lễ đính hôn? Cô gái tham gia công tác xã hỗi trong khi anh tiếp tục học ở nước ngoài. Họ bày tỏ tình cảmm của mình qua những lá thư và điện thoại? Tuy khó khăn, nhưng họ vẫn luôn nghĩ về nhau.
Một ngày nọ, cô gái bị tai nạn giao thông trên đường đi làm. Khi tỉnh dậy, cô thấy cha mẹ mình bên cạnh giường? Cô cảm nhận được tình trạng tồi tệ của mìh. Nhìn thấy mẹ khóc, cô muốn làm cho mẹ yên lòng, nhưng những gì cô có thể thốt ra chỉ là tiếng thở dài : Cô đã mất đi giọng nói! Bác sĩ bảo ràng tai nạn đã gây tổn thương não của con và cô sẽ không thể nói được nữa. Cô suy sụp mặc dù cha mẹ, bạn bè động viên rất nhiều. Trong suốt thời gian ở bệnh viện, cô chỉ biết khóc trong thầm lặng.
Xuất viện về nhà, tình trạng của cô cũng chẳng thay đổi gì. Mỗi khi có tiếng chuông điện thoại reo, cô có cảm giác như từng nhát dao đâm vào tim. Cô không muốn cho anh biết và càng không muốn trở thành gánh nặng của anh. Cô viết cho anh một lá thư, nói ràng cô không còn kiên nhẫn đợi chờ anh anhữa. Cô gởi lại anh chiếc nhẫn đính hôn.
Chàng trai gởi hàng ngàn lá thư và gọi biết bao cuộc điện thoại, nhưng cô không trả lời và chỉ khóc. Cha mẹ cô quyết định chuyển nhà, hy vọng rằng cô sẽ thật sự quên những gì đã xảy ra để có thể sống yên ổn.
Cô gái học ngôn ngữ cử chỉ và bắt đầu một cuộc sống mới. Mỗi ngày cô tự nhủ mình hãy quên anh ấy đi. Nhưng một hôm, một người bạn của cô đến và cho hay anh ấy đã trở về. Cô van xin người bạn đừng cho anh biết chuyện gì đã xảy ra với cô. Từ đó, cô không còn nhận được tin tức gì của ah.
Một năm trôi qua! Người bạn hôm nào đến thăm và trao cho cô thiệp mời dự lễ kết hôn của anh. Trái tim cô tan vỡ như những giọt nước mắt đang lăn chảy trên khuôn mặt! Khi mở thiệp cưới, cô thấy tên mình trong tấm thiệp! Ngước lên, cô thấy anh đang đứng trước mặt.
Chàng trai dùng ngôn ngữ cử chỉ để nói với cô gái :
-"Một năm qua, anh đã dành thời gian học thứ ngôn ngữ này để chỉ nói cho em hiểu rằng : Anh yêu em, anh không quên lời ước hẹn của chúng ta. Hãy cho anh có cơ hội được nói mãi với em rằng Anh Yêu Em".
Anh lồng chiếc nhẫn vào tay cô gái. Nụ cười và nước mắt hạnh phúc quyện lại trên đôi môi cô.
(Vũ Ngọc Thuỷ)
Này em,
Tôi muốn chuyển đạt ngôn từ của một chàng trai đã nói với người yêu của mình. Em sẽ đọc trong ấy những ý tưởng về ngôn ngữ tình yêu. Tôi mong rằng đó cũng là những ngôn từ mà người yêu em sẽ nói với em. Chúc em sẽ đạt được mức độ tròn đầy trong mức độ lĩnh hội và diễn đạt được thứ ngôn ngữ tình yêu nhiệm mầu này :
"Anh yêu em, nhớ em thật nhiều! Anh nhờ gió, nhờ mưa, nhờ nắng chuyển lại cho em lời nói đó. Anh muốn mỗi sáng bình minh khi em thức dậy, tia nắng đầu tiên của ngày mới sẽ chiếu vào cửa sổ; khi cơn gió ban mai hay hoàng hôn lùa vào nhà ; khi hạt mưa của những ngày cuối thu khẽ khàng hay mạnh mẽ đến bên em, chúng sẽ nói với em về tình yêu và nỗi nhớ của anh, để bên tai em luôn vang vọng lời yêu thương của Anh : ANH YÊU EM!"

Monday 16 July 2012

Các bạn thân yêu của mình ơi, xin các bạn đừng đi biểu tình nữa, vì công an phải dàn trải ra mà theo dõi các bạn, nên không có giờ và nhân lực để theo dõi người Trung Quốc dù họ vào nuôi cá ở Vịnh Cam Ranh, thu mua thổ sản hay thậm chí mua cả 100 mẫu đất mà chính quyền cũng không biết...

SAI NHA CÔN ĐỒ

Nước Vệ, triều Sản,

Đời sống dân tình lao đao vì vật giá phi mã, nạn cướp giật nổi lên khắp nơi. Ngoài khơi thì nước Tề cho tàu thuyền nghênh ngang đi lại, xua từng đoàn thuyền vào lãnh hải của Vệ để đánh bắt cá, có khi còn vào thẳng trong vùng bể của Vệ thả bè nuôi cá. Ở nhiều nơi, người Tề còn thu mua đất lập trang nương như ngay tại nước Tề.

Có những người tâm huyết với đất nước, rủ nhau đến quán dịch của Tề tại kinh thành để phản đối. Quần thần của Tề giận lắm, tranh nhau dâng sớ đòi thảo phạt Vệ nhằm dạy cho một bài học. Vệ Vương cả kinh, không thể ra tuyên cáo cấm không được phản đối Tề vì như thế là đi ngược lòng dân, còn để cho dân tình tụ tập phản đối Tề thì không được lòng thiên triều, e rằng chẳng còn giữ được ngai vàng.

Vệ Vương bèn họp với các đại thần tìm cách đối phó. Các quan cùng châu mày nghiêm mặt, vì xem ra chưa tìm được kế sách hay.

Tể Tướng Bạo, sau mấy vụ đưa con cháu lên làm quan, lại làm ngơ cho bọn trọc phú cùng với Thượng thư Bộ Hộ tác oai tác quái rút tỉa ngân khố, thôn tính các ngân hàng, nên bị quần thần chỉ trích, vì vậy chẳng mở lời. Song vì Vệ Vương hỏi mãi, Bạo bèn hiến kế :

"Triều đình không thể ban chiếu mà cấm dân phản đối Tề gây hấn, như thế các nước lân bang sẽ dị nghị bảo ta nô lệ cho Tề, còn để cho bọn thảo dân tụ tập phản đối, thì làm mất lòng Tề, e rằng khó giữ được ngai vàng. Chi bằng cứ cho sai nha giả dạng làm côn đồ, đến đánh đập bọn thảo dân kia ắt chúng sẽ sợ hãi mà không dám phản đối. Kế này thiên triều vẫn dùng gọi là "ném đá giấu tay". Vậy vừa dẹp được bọn thảo dân tụ tập phản đối thiên triều, vừa không phải sợ lân bang dị nghị".

Vệ Vương và quần thần cho là thượng sách, bèn tức tốc lệnh cho sai nha cứ ý kế của Bạo mà làm.

Thế là trong các phố thị, bọn sai nha giả danh côn đồ đi đánh đập những người biểu tình, cướp đồ và gây kinh hãi khắp nơi.

Bọn thảo khấu nghe được như thế, lấy làm mừng lắm, càng ra tay độc ác và cướp bóc nhiều hơn, cứ như thể là chúng và sai nha của triều Vệ đã là một, vì dân chúng chẳng còn biết đâu là con đồ thật và đâu là sai nha giả danh côn đồ.

Chính vì thế, trong dân gian thời ấy, tiếng côn đồ vừa dùng để chỉ bọn côn đồ lẫn sai nha của Triều Sản.

(Viết theo cảm hứng của Đại Vệ Chí Dị)