Tuesday 30 December 2008

TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG

Thế giới đón Noël và năm mới trong bầu khí ảm đạm của cuộc suy thoái và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Dù có những tín hiệu khôi phục chậm chạp từ các dự án hỗ trợ nơi các quốc gia, người ta cũng không khỏi cảm nhận hậu quả nặng nề của những cuộc suy thoái này đang như cái bóng đen đè xuống trên các gia đình. Chọn lựa đón Noël và Năm mới trong những phương thức tiết kiệm nhất là những chọn lựa của rất nhiều người trong bối cảnh khó khăn đó.

Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ, nếu không muốn nói là ảnh hưởng nặng nề hơn. Từ đầu năm 2008, những dấu hiệu của cuộc khủng hoảng này đã le lói bởi sự tụt dốc của thị trường chứng khoán, được nhiều người sánh ví như cỗ xe mất thắng đang tụt dốc. Từ đỉnh cao (ảo) của điểm số 1170 điểm vào tháng 3/2007 , chỉ còn lại ngưỡng 300 vào những ngày cuối năm 2008. Bên cạnh đó, cán cân mậu dịch quá chênh lệch đã làm cho nguồn dự trữ ngoại tệ vốn eo hẹp càng phải khó khăn hơn. Những tín hiệu không vui từ những mặt hàng xuất khẩu bị trả về vì thiếu tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, cộng với sự sụt giảm giá dầu thô vào những tháng cuối năm, và những vụ cắt giảm viện trợ nước ngoài bởi quan chức tham nhũng ... tất cả làm cho bức tranh toàn cảnh Việt Nam trở nên ảm đạm. Càng thê thảm hơn, khi Việt Nam sẽ phải đối mặt với nạn thất nghiệp sẽ bùng nổ khi một số công ty buộc phải cắt giảm nhân sự.

Năm 2008 cũng là năm với những xung đột giữa chính quyền với dân oan khiếu kiện đất đai, với các tôn giáo. Những cuộc khiếu kiện đất đai kéo dài của dân oan tại văn phòng thanh tra trung ương gần vườn hoa Mai Xuân Thưởng, cũng như tại văn phòng II chính phủ tại TP HCM phản ánh sự gia tăng của những căng thẳng này, mà cao điểm có lẽ là cuộc đụng chạm trán có tính bạo lực giữa nông dân ở Kiên Lương - Kiên Giang với chính quyền, khi người dân cố bảo vệ mảnh đất canh tác, vốn là nguồn sống chủ yếu của họ. Cũng vậy, việc đòi lại quyền sử dụng đất tại Thái Hà cũng như ở khu vực Toà Khâm sứ (vốn đã bị chia chác cho những quan chức ) và cách phản ứng của chính quyền (vu khống bằng hệ thống báo đài, ra những văn bản hăm doạ, vội vã biến các khu đất thành các vườn hoa, đem ra xét xử một số giáo dân ...) làm cho mối quan hệ giữa chính phủ và tôn giáo thêm phức tạp. Kết quả là mối căng thẳng này đã được đẩy lên mức độ "khó khăn " : người ta thấy các nhà thờ tại thủ đô Hà Nội đã không trang hoàng như mọi năm : thông tin của TGM Hà Nội thì cho là để tiết kiệm, lấy tiền đó giúp những nạn nhân thiên tai ; nhưng cũng có những suy đoán cho rằng đó là "để tang " cho những chuyện buồn vừa qua.

Đối với Phật Giáo, việc tổ chức đại lễ Phật Đản quốc tế đã làm cho bộ mặt Việt Nam được chú ý trên quốc tế như một kiểu trình diễn về "tự do tôn giáo ", nhất là sự kiện này được điểm tô bởi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, rồi nhóm làm việc của cư sĩ Lê Mạnh Thát và sự trở về "rầm rộ " của nhóm phật giáo dưới sự dẫn dắt của thiền sư Thích Nhất Hạnh .v.v. Tuy nhiên sau đó, người ta thấy sự căng thẳng của chính quyền với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, mà cao điểm vây quanh ngày viên tịch của đại lão hoà thượng Thích Huyền Quang. Rồi như hành vi "vắt chanh bỏ vỏ ", vào dịp gần cuối năm, chính quyền đã giải tán những tu thất của "Làng Mai ", rồi quay ra tấn công (cũng vẫn theo phương thức dùng hệ thống báo chí) Nhất Hạnh bằng những cáo buộc vi phạm trật tự xã hội...

Trong mặt ngoại giao, dưới sức ép của Trung Quốc, việc ký kết những văn bản phân định biên giới đang vào giai đoạn cuối, trong đó, Việt Nam đang bị áp lực phải mất thêm bãi Tục Lãm, cũng như một phần khác của Thác Bản Giốc và khu Mộ Cao Bằng. Chính đòi hỏi quá đáng này của người "anh em 16 chữ " đã làm trong nội bộ Việt Nam phân hoá mạnh khi có thông tin cho rằng giới chức quân đội không có sức "chịu hèn " cao siêu bằng các vị trong Bộ Chính Trị, chủ trương không nhượng bộ trước những lấn lướt của Trung Quốc. Bên cạnh đó, vị thế Việt Nam, dù là chủ tịch của HDBA theo luân phiên, cũng không khỏi ê chề trước vụ cắt viện trợ bởi Nhật Bản vì tham nhũng, rồi vụ Bí thư thứ nhất Vũ Mộc Anh bị cáo buộc tham gia buôn lậu sừng tê giác tại Nam Phi. Việc một số quốc gia từ chối cấp hộ chiếu cho lao động Việt ( Czech, Qatar ) và mới đây vụ Nhật bản cáo giác đường dây trộm cắp liên quan đến các nghiên cứu sinh và nhân viên của Việt Nam Airline, chính là những gáo nước lạnh không thể làm "mát mặt " Việt Nam trên trường quốc tế.

Một vấn đề nữa mà chế độ độc đảng tại Việt Nam phải lo đối phó, là sự lớn mạnh của một thế lực truyền thông mới mà một số hãng thông tấn nước ngoài gọi là "phiến quân mới " ở Việt Nam : giới blogger. Sự bùng nổ của kỹ nghệ điện toán, một cách nào đó, đã hình thành một kênh thông tin mới với nhiều hấp dẫn hơn hệ thống báo chí "đi lề bên phải ". Sức lan toả và ảnh hưởng của nó không nhỏ, vì nó tác động đến giới trẻ, và cũng vì tính thời sự, rộng khắp của nó. Trong blog, người ta có thể tiếp cận với những thông tin mà khó lòng tìm được trên báo đài nhà nước.

Người ta tự hỏi, để đối phó với những hiện trạng ấy, chính quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã làm gì ???

- Người ta thấy việc tiếp tục dập tắt việc đòi đất bằng "bài bản " tương tự ở Hà Nội : biến đất đã chia chác mà bị phát hiện và khiếu kiện, đòi đất thành những công trình công cộng : vườn hoa : như trường hợp đất dòng Phaolo de Chartre tại Vĩnh Long.

- Sau những tuyên bố hùng hổ (chắc ngang ngược như cọp) của những vị quan chức TPHCM, và bị phản ứng mạnh mẽ của Nhật bản, thì vội vàng điều tra và chuẩn bị khởi tố vụ CPI. Thời gian im ắng kia là để dàn xếp nội bộ nhân sự.

- Ra thông tư quản lý blog, với những "định hướng " XHCN : Blogger phải biết "chọn bạn mà chơi " , cấm viết những thông tin "chống đối nhà nước ". Vụ xét xử hai nhà báo của Tuổi trẻ, Thanh niên, và việc thay đổi nhân sự hàng loạt tờ báo cũng không ngoài mục đích này : Bịt miệng.

- Tu sửa pháp lệnh khiếu kiện, theo đó, người khiếu kiện, đặc biệt về đất đai phải nộp án phí?! (đã bị mất đất, nghèo khó phải đi khiếu kiện, thì tiền đâu mà nộp án phí ???)

- Tung gói kích cầu trị giá 6 tỉ USD (không biết lấy tiền đâu ra và có thực không)

Trong tình huống ảm đạm như thế, chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam ở AFF như một chiếc phao may mắn rớt xuống. Cả nước mừng, nhưng có lẽ chính quyền là mừng nhất. Say sưa với chiến thắng, người dân có cơ hội ra đường gào thét để xả "stress "! Nhưng dư vị của chất men này sẽ kéo dài được bao lâu, khi mà cái tết dần đến và những hậu quả của khó khăn kinh tế, chính trị, xã hội vẫn còn bao trùm trên Việt Nam.

Nếu mùa đông là lạnh lẽo, ủ dột và khó khăn, thì hình như Việt Nam đang "trên đỉnh mùa đông "!!!

Friday 19 December 2008

TÔI ƠI, ĐỪNG TUYỆT VỌNG !

(Vì không post được vidéo clip lên, nên xin vui lòng xem ở Youtube.)
Trong lúc lang thang trên nét, Tôi vô tình xem được cái vidéo clip này.

Tôi đã nhiu ln xem múa balet rồi để cho tâm hn như chao đi trước những vẻ đẹp tinh tế của nhng v din balet kinh đin như H Thiên Nga, nhưng chưa bao gi em xúc đng đến rơi nước mt khi xem cái vidéo clip này.

Hai ngh sĩ, không, phi nói là hai con người khác thường này : Nàng tên Mã L, hc múa t năm 7 tui. Tt nghip loi ưu trường ngh thut Mã Đim, Hà Nam năm 18 và tham gia sinh hot trong đoàn ngh thut Thanh Đo. Mt năm sau, cô b tai nn. Cánh tay phi b dp nát phi ct b. Mã L suy sp tinh thn, bao nhiêu ước mơ tan thành mây khói.

Trch Hiếu Vĩ sinh mt nơi ho lánh tnh Hà Nam. Năm 4 tui, l lt chân vào khe mt chiếc máy nghin đá, và b nghin nát mt chân trái, phi ct b đến tn đùi.

H gp nhau năm 2005, quen mến nhau. Mã L ny sinh ý tưởng tìm người múa vi mình trong cuc thi dành cho người khuyết tt. Cô thuyết phc Hiếu Vĩ và anh nhn li.

H đã kiên nhn tp luyn vi mt s kiên trì. S khiếm khuyết nhng phn thân th đã không cn tr khát vng và đam mê ngh thut ca h. H đã múa vi tt c tâm hn mình, tôi đã hiu vì sao khán gi đã bt khóc sau màn trình din ca h.

H khóc, vì h thy được nét đp và s biu cm không ch nhng vũ điu, nhưng là thy điu phi thường, mà nhng khuyết tt ca cơ th, đã không làm cho đôi bn chùn bước.

Cht thy thn trong lòng, vì đã nhiu ln b cuc, gác li ước mơ ch vì nhng khó khăn.

Thursday 18 December 2008

TOPIC : CHÍNH TRỊ

Lời phi lộ : Bài viết này (của tác giả "oldmovie13) HMT được một người bạn gởi cho. Tôn trọng ý kiến của tác giả, mình trích lại nguyên văn, và post lên đây để những ai quan tâm đến chủ đề này suy nghĩ và nhận định. Chợt nghĩ đến câu nói của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt "Đất nước này không phải của riêng một đảng phái, không phải của riêng ai ". Thật, CHÚNG TA LÀ VIÊT NAM.

"Là Cộng Sản, nhưng Cộng Sản Đức và Cộng Sản Đông Âu thì suy nghĩ của họ vẫn cởi mở và dân chủ hơn rất nhiều CS Châu Á như TQ, Bắc Hàn, VN... Việc sụp đổ bức tường Bá Linh và thống nhất hai miền Đông và Tây Đức không bị đổ máu chính là nhờ những người Cộng sản Đông Đức đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên đảng phái. Họ những người Cộng sản chân chính đã biết quý trọng sinh mạng của người dân nước mình, bất kể đó là dân Đông Đức hoặc Tây đức..."


Sự việc không hẳn như vậy. Tôi chỉ nhìn nhận những người CS sống tại các nước TBCN mà vẫn trung thành với lý tưởng CS, vẫn chấp nhận đấu tranh với các đảng phái khác chí hướng, cùng chung sống hòa bình với nhau, chấp nhận các thiệt thòi cá nhân, là những người cộng sản chân chính. Thế hệ đảng viên CS Đức hay Đông Âu khác đã tham gia chống CN phát-xít trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 cũng như vậy. Họ chấp nhận hy sinh để đấu tranh cho lý tưởng chứ không phải vào Đảng để hưởng quyền lợi.

Sau khi CNXH được áp đặt bằng súng của hồng quân Liên Xô tại Đông Âu và nền Chuyên Chính Vô Sản được thiết lập tại đó thì chủ nghĩa cơ hội đã là mục tiêu vào đảng của hàng triệu công dân các nước này. Hơn 40 năm cầm quyền mà không có sự kiểm soát của nhân dân đã tha hóa ngay cả những kẻ từng tham gia chống Hitler khi xưa (như Honecker, Mielke), biến họ trở thành những tên phát xít mang cái vỏ XHCN, khác hẳn các đồng chí của họ tại Tây Đức, Pháp, Ý, v.v...

Những ai đã ở Đông Âu đều thấy được sự tàn ác của các chế độ này đối với chính nhân dân của họ, tuy sự tàn ác này có vẻ văn minh hơn, vì bọn đao phủ biêt nghe nhạc Bach, xem tranh van Googh. Ai đã xem phim "Cuộc sống của người khác" thì sẽ rõ sự độc ác này. Vì quyền lợi của mình, cho đến giờ chót, họ vẫn tìm cách bảo vệ chế độ đó chứ chẳng thuơng xót ai cả.

Thắng lợi của các cuộc cách mạng nhung tại Châu Âu nhờ vào các yếu tố sau:

-Tuy cũng bị ngu dân hóa suốt hơn 40 năm, nhưng cái gốc tri thức (dân trí) của các quốc gia công nghiệp hóa này vẫn khá cao, không bị xói mòn thảm hại như ở các nuớc chậm phát triển. Cái nền tảng dân trí này đã cho phép các tổ chức nhân quyền lẻ loi mau chóng tập hợp lực luợng trong vòng 2 – 3 tháng, thành một mặt trận rộng lớn mà chính quyền nào cũng khiếp sợ.

-Chính cái nền dân trí này cũng tạo được một sự phản kháng ngầm, hoặc do dự trong các lực luợng chuyên chính. Không một vị tướng nào trong quân đôi Đông Đức khi đó (NVA) dám điều các sư đoàn tăng về Berlin, mặc dù đã có chỉ thị của Honecker và Mielke.

-Tất cả các nuớc đông Âu đều có nền tảng tôn giáo thiên chúa rộng rãi (dù là Tin lành ở Đông Đức) và tất cả các dòng đạo này đều có gốc rễ sâu trong dân chúng, mặc dù bị nhà nuớc vô sản tìm mọi cách vô hiệu hóa suốt mấy chục năm. Ở Châu Âu, không có chuyện chia rẽ: Công giáo theo Tây, là "phản động", còn Phật giáo yêu nuớc như ở ta. Đối với nhà nuớc XHCN bên đó, Công giáo (kể cả Tin lành) là phản động! Nhưng đối với dân chúng, nhà thờ vẫn là nơi đa số gửi gắm tâm hồn vào cuối tuần, vào dịp lễ xưng tên hay cưới xin v.v... Do đó khi giáo hội tham gia vào phong trào đấu tranh vì nhân quyền thì sức mạnh của nó ghê gớm lắm. Các cuộc biểu tình tối thứ hai hàng tuần (Montag-Demonstration) ở Leipzig có lúc thu hút hơn 100.000 nguời và kéo dài hàng tháng.

-Mặc dù trong những năm 80 của thế kỷ truớc, chưa có toàn cầu hóa, chưa có Internet v.v... nhưng đông Âu vẫn nằm lọt thỏm trong cả châu Âu văn minh, giao lưu văn hóa vẫn tồn tại. TV của phương tây vẫn bắt được thoải mái tại Đông Đức, Hung, Tiệp v.v. Khách du lịch phương Tây đi lại rất nhiều ở phương Đông, do đó việc trao đổi thông tin khá dễ dàng. Chính quyền tuy muốn tự do nói gì thì nói, muốn kết án ai thì làm, nhưng người dân có tin hay không là việc khác!

-Tuy tất cả các yếu tố trên làm thay đổi cán cân lực luợng nhanh chóng trong vòng vài tuần lễ. Nhưng điều quyết định dẫn đến không đổ máu vẫn là: Liên Xô đang trên đà giải thể. Những cuộc nổi dậy 1953 của công nhân đông Đức, 1956 ở Hungary, hay ý đồ cách tân chế độ ở Tiệp-Khắc năm 1968 của Dubcek còn mạnh mẽ hơn các cuộc cách mạng nhung 1989, nhưng xảy ra vào lúc Liên Xô đang sung sức và tất cả các cuộc nổi dậy đó đều bị xe tăng T-54 đè nghiến! Bất kể dân trí cao, bất kể nhà thờ hay truyền thông! Tất cả các đảng CS đông Âu lên nắm chính quyền đều nhờ vào súng của Hồng Quân Liên Xô, trừ Nam-Tư. Do đó bạo lực cách mạng cuối cùng ở các nuớc này là Hồng Quân, chứ không phải là quân đội các nuớc sở tại. Nay khi Gorbachop chủ truơng cho các dân tộc tự quyết, án binh bất động thì mọi việc coi như xong, không một giọt máu. Điều này không thể xảy ra tại Nam-Tư (Yugoslavia), nơi mà chính quyền Ti-Tô ra đời nhờ đấu tranh vũ trang, (giống như ở VN và Trung Quốc, Triều Tiên và Cuba). Quá trình xóa bỏ nhà nuớc Nam-Tư XHCN đã phải trải qua một cuộc nội chiến kéo dài 9 năm, trên 4 nuớc cộng hòa thành viên (Croatia, Bosnia-Herzogowina, Makedonia và tỉnh tự trị Kosovo) với vài trăm ngàn mạng nguời.

Tôi nêu tất cả các dữ kiện này lên mong các bạn không nên đánh giá quá cao những nguời CS Đông Âu. Ở đâu cũng có những nguời CS nghĩ đến dân tộc, đơn độc giữa cái đa số cơ hội, đểu giả, tham lam. Các bác Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Trần Xuân Bách ở ta thì có khác gì các bác Dubcek ở Tiệp hay Nagy Imre ở Hungary khi xưa, bị chính các đồng chí của họ tiêu diệt.

Điều hơn nữa tôi muốn nêu qua các dữ kiện trên là: Không phải những gì xảy ra ở Đông Âu sẽ đến với VN một cách dễ dàng! Khoảng cách về dân trí, về xuất phát điểm của xã hội xa nhau hàng chục năm, nếu không muốn nói là hàng trăm năm!

- Năm 1989, cả châu Âu chưa có internet, điện thoại thì chỉ là hàng xa xỉ cho các cán bộ của đảng CS, vậy mà chỉ bằng loan tin mồm, các tổ chức nhân quyền đông Âu có thể huy động qua đêm hàng trăm, hàng triệu nguời xuống đường biểu tình chống chính phủ. Còn ở ta thì các bạn thanh niên yêu nuớc dùng các phuơng tiện hiện đại nhất, như Web, Blog, SMS v.v liên hệ vói nhau rất sôi sục. Vậy mà bao nhiêu lần kêu gọi biểu tình chống ngoại xâm, ủng hộ chính phủ chỉ có được vài trăm nguời nêu ý đồ tham gia, còn thực tế dám ra đường đến trước ĐSQ Trung quốc thì chắc độ vài chục. Tôi không có ý chê trách ai ở đây, nhưng nêu ra để các bạn hiểu được cái khoảng cách về dân trí giữa VN 2008 và đông Âu 1989.

-Trong khi chúng ta còn lúng túng, chưa ai biết nên nêu khẩu hiệu thế nào, mang biểu ngữ kiểu gì để biểu lộ lòng yêu nước của mình, tránh va chạm với chính quyền, cảnh sát (đó là chưa nói đến vấn đề cờ quạt, chửi nhau chí chóe về chống cộng hay bênh cộng) thì ở đông Đức khi đó mọi nguời đã hiểu là: Cách tốt nhất để chính quyền nhân dân, công an nhân dân, tòa án nhân dân không dám đàn áp là hô mỗi một khẩu hiệu “Chúng ta là nhân dân!“ (Wir sind das Volk). Điều đáng nói là truớc đó vài tháng, phong trào chống chính phủ hầu như không tồn tại (trừ công đoàn Đoàn kết Balan có từ năm 1979). Nhưng mọi nguời dân khi đã tham gia phong trào đối lập mau chóng hiểu ngay là: chỉ có đoàn kết, họ mới không bị đè bẹp! Do đó sự nhất trí nhanh chóng mọi chi tiết của biểu tình, từ thời gian, địa điểm, khẩu hiệu v.v. là một biểu hiện cho nhận thức rất cao của dân chúng đông Âu khi đó. Không biết bao giờ chúng ta mới có được cái dân trí đó!

Nói như vậy, nghe có vẻ bi quan, biết khi nào ở VN mới thay đổi? Tôi mới đọc
bài viết của bạn Như Hà ở Hà Nội về sự cô đơn của bạn ấy trong ngày quốc tế về nhân quyền. Bạn Như Hà có vẻ trách các đồng bào hải ngoại đã quá thờ ơ, không biết đoàn kết với nhau trong việc hỗ trợ nguời trong nước v.v và v.v. Tất cả đều đúng và cũng phù hợp với những gì tôi mới nêu trên đây. Nguợc lại các bạn ở hải ngoại lại nêu ý kiến: vấn đề đấu tranh vì dân chủ hóa đất nước VN phải do người Việt trong nuớc quyết định, kể cả những nguời trong đảng cầm quyền, điều đó cũng đúng 100%. Vậy chúng ta sai ở chỗ nào mà cho đến nay cỗ xe dân chủ VN vẫn không chạy đựơc nhanh? Cái sai ở chỗ tất cả chúng ta ai cũng nhìn thấy cái đúng của mình và không chấp nhận cái đúng của nguời khác. Ai cũng thấy được cái nguời khác phải làm, nhưng lại bỏ qua bài tập về nhà của mình! Chúng ta không có sự đồng thuận!

- Tuy nhiên phải nhìn rõ là sau nhiều sai lầm tai hại trong suốt mấy chục năm qua, nay ít ra thì ở VN cũng đã có sự đồng thuận mà châu Âu năm 1989 không có: đó là dần từ bỏ nền kinh tế XHCN, khôi phục nền kinh tế TBCN (gọi khéo là kinh tế thị trường). Những gì tư nhân hóa đuợc sẽ bị tư nhân hóa duới mọi vỏ bọc. Điều này đang diễn ra với tốc độ chóng mặt ở VN, bất chấp mọi đại hội đảng, mọi nghị quyết. Chủ nghĩa “Nói dậy chứ không phải dậy„ hiện đang bao trùm lên trên mọi nghị quyết! Tức là VN năm 2008 đã có một nền kinh tế tư nhân với hàng triệu lao động mà đông Âu 1989 có mơ cũng không có.

- Nền chuyên chính ở VN hiện nay không còn liên quan đến chế độ chuyên chính vô sản khi xưa nữa. Đối tượng của nó không còn là giai cấp tư sản trong nuớc và bọn quan thầy tư bản nuớc ngoài. Chính các thế lực cầm quyền ở VN đang tìm mọi cách ve vãn các nhà nuớc tư bản nuớc ngoài để tồn tại, do đó ít nhiều họ cũng bị các nuớc này áp đặt điều kiện nọ kia về nhân quyền. Đông Âu khi xưa làm gì có chuyện phó đại sứ Mỹ đi gặp riêng các giáo sỹ đối lập, còn mấy bác "stasi" đi kèm phải xuống nhà ngang uống nuớc suông với mầy bà sơ ! Nền dân chủ giả hiệu này đang xuống nước đến thảm hại, vì nó luôn bị quốc tế chiếu tuớng!

- Điểm quan trọng khác mà đông Âu 89 không có: đó là sự xâm phạm chủ quyền tổ quốc, gây ra bởi chính một quốc gia khác mà đảng cầm quyền cũng muốn dựa vào đó để tồn tại. Nếu chúng ta biết đoàn kết để làm cho quần chúng, kể cả đảng viên hiểu được mối de dọa này thì đây sẽ là cơ hội rất lớn để dân tộc VN vừa thoát ra khỏi nạn ngoại xâm, vừa có được thêm gió tự do để hít thở.

(còn hình thì "quốc hữu hoá " trên blog của Khánh Lam)

Tuesday 16 December 2008

BLOG ĐEN ???

Thời gian gần đây, người ta thấy xuất hiện một khái niệm của chính quyền về "blog đen" .

Những nỗ lực của các nhà quản lý, cụ thể là bộ "bốn tờ" , qua những phái biểu của ông Doãn, là nhằm để hạn chế những blog đen này, mà theo mỹ từ pháp của quan chức Doãn là "để giúp blog phát triển tốt hơn" .

Khái niệm blog đen không dừng lại ở những trang blog có nội dung trái với thuần phong mỹ tục, cổ suý cho lối sống sa đoạ, thì còn mở rộng đến những thông tin "chống lại chính sách của nhà nước, phá huỷ thành quả cách mạng, làm ảnh hưởng khối đại đoàn kết … ". Tắt một lời, chính quyền đã đưa ra một khái niệm độc đáo : blog đen là blog nói ngược lại những gì Đảng và Nhà Nước muốn nói.

Trong đối thoại, điều mà người ta luôn nói đến như một nguyên lý nền tảng và là một điều kiện cần thiết để cuộc đối thoại không đi vào bế tắc, đó là sự trao đổi, trình bày và đón nhận thông tin. Nói cách khác, cần phải có người nói, và có người nghe. Không có trao đổi, không có lắng nghe, đối thoại chỉ còn là độc thoại.

Nghe những âm thanh chưa đủ, còn phải hiểu được người phát ngôn muốn gì và trình bày điều gì. Điều này cần sự thiện ý, muốn lắng nghe và muốn đối thoại. Mối tương quan giữa chính quyền và dân phải được đặt trong chiều hướng đối thoại này. Thiếu nó, chính quyền trở thành độc tài, và dân trở thành tầng lớp bị cai trị vì không có tiếng nói.

Giữa hai đối tác của đối thoại, mà một bên bị hạn chế quyền phát ngôn, hoặc bị cắt xén (như trường hợp bài phát biểu với UBND Hà Nội của TGM Ngô Quang Kiệt), thì người ta phải tìm một lối thoát để biện minh cho tư tưởng và lời nói của mình. Blog là một trong những chọn lựa đó. Thực tế cho thấy, một số blog của nhà văn, nhà báo, có một lượng đọc giả nhất định vì họ có thể viết, có thể phản biện cách tự do hơn là trên mặt báo của Nhà Nước, vốn luôn được các quan chức của bộ TT-TT , và của Bộ Chính Trị quy định đi "lề bên phải" .

Người ta tự hỏi, trong trận lụt vừa qua ở Hà Nội, liệu ông Bí thư Phạm Quang Nghị có nói lời xin lỗi hay không nếu không có sự phản đối mạnh mẽ của giới blogger, vì tuyệt nhiên, trên các bài báo của chính quyền không có sự phản ứng mạnh mẽ.

Người ta cũng thấy vấn đề này biểu lộ sự nhậy cảm mà chính quyền Hà Nội sợ hãi. Trong một chế độ độc tài, thì liều thuốc đắng để chữa trị là cơ chế dân chủ, tức là sự minh bạch mà người dân được cung cấp đầy đu thông tin cấn thiết để hiểu biết, giám sát và đánh giá cách thực thi pháp luật của giới cầm quyền. Nền tảng của dân chủ là sự ý thức và phát triển dân trí, cũng như sự rõ ràng của những thông tin. Mà điều này chỉ có thể đến nhờ vào giáo dục và truyền thông. Người ta sẽ thấy chính quyền, dưới áp lực của quốc tế, có thể chấp nhận cho tư nhân hoạt động trong những lãnh vực kinh tế khác, nhưng truyền thông và giáo dục, nhà nước sẽ không buông ra vì đó là tử huyệt.

Cái gọi là "thế lực thù địch" chỉ là một cái bóng ma mà chính quyền dựng lên để biện minh cho những chính sách hạn chế dân chủ của mình. Trong số đó, tôn giáo và bây giờ, thêm giới blogger, là những đối thủ mà chính quyền phải đặt đến đầu tiên.

Tôn giáo, vì đó là các tổ chức có kỷ luật, và có thể có hệ thống thông tin độc lập nhờ những sinh hoạt tôn giáo thường xuyên, cũng như sự đồng bộ. Chủ trương của các tôn giáo lại là phục vụ cho những nhu cầu tâm linh, lên tiếng bảo vệ cho nhân phẩm của con người. Không ít thì nhiều, sẽ còn tiềm ẩn những xung khắc với một thể chế độc tài.

Blogger, vì là có thể hình thành một mạng lưới truyền thông, có thể quảng bá và cổ suý những vấn đề thông tin, đặc biệt về tự do, dân chủ, nhân quyền, trong đó nổi cộm sự phản biện về chính sách , cơ chế « đặc quyền « cũng như tham nhũng của giới chức.

Những động thái hành xử của chính quyền hiện nay, đã bộc lộ rõ những xung đột này, sau nhiều thời gian âm ỉ, có thể bùng nổ bật cứ lúc nào.

Cần lắm để cho một xã hội Việt Nam phát triển, vượt qua những xung khác, những cảnh nồi da xáo thịt, đó là chính quyền biết mở ra con đường đối thoại thực sự bình đẳng, thiện ý và tôn trọng người dân. Mong lắm thay !

Monday 15 December 2008

QUÊ HƯƠNG U BUỒN!

Trong tuần vừa qua, thế giới kỷ niệm 60 năm ngày Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp quốc ra đời. Nhiều nơi trên thế giới đã tưng bừng kỷ niệm biến cố này vốn được xem như một trong những tiêu chuẩn về trình độ văn minh của nhân loại.

Cũng qua biến cố này, thuật ngữ "Nhân Quyền" được nhắc đến nhiều hơn. Search trong Google với từ khoá đó (nhân quyền) người ta có thể tìm thấy kết quá khoảng 1 410 000 tài liệu đề cập (cho từ tiếng Việt ) và khoảng 4 570 000 bản văn cho từ pháp ngữ (droits humain). Đó là kết quả mà Google có thể cung cấp trên phương diện thông tin internet. Thực tế, ở Việt Nam, thuật ngữ này được nói đến trong một góc nhỏ hơn vì thường có cái đuôi định dạng theo kiểu tập tin : "blat blat blat.theo định hướng XHCN" hoặc là : "blat blat blat.trong khuon khổ pháp luật qui định".

Như vậy, phải chăng là khái niệm này có sự khác biệt ở Việt Nam, dù là chính phủ đã ký kết tham gia vào công ước công nhận và tôn trọng nội dung của bản Tuyên Ngôn này từ năm 1977! Thực tế, dù có thể được che đậy dưới những mỹ từ nào, thì người ta cũng nhận thấy, ở Việt Nam, vấn đề nhân quyền là một vấn đề nhậy cảm. Bởi vì nhân quyền luôn gắn kết chặt chẽ với tự do ngôn luận, báo chí, họp hội, tư tưởng ..., mà điều này thì rõ ràng rất hạn chế với thực tế ở VN. Vấn đề ở chỗ, nếu đó là quyền của mỗi cá nhân, mà theo nhận định của Tuyên ngôn Nhân quyền :"Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái" và rồi ... có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và có quyền hưởng một cuộc sống xứng với nhân phẩm", và chính phủ Việt Nam đã chấp nhận và ký kết tôn trọng, thì rõ ràng, với cách hiểu và thực hiện của chính quyền, người dân đã bị hạn chế rất nhiều, nếu không muốn nói là bị tước đoạt, những quyền lợi cơ bản mà mình đáng được hưởng. Trong rất nhiều lời nguỵ biện cho vấn đề này, chính quyền vẫn luôn khẳng định, họ tôn trọng tự do tư tưởng, tôn giáo .v.v., nghĩ là, anh có thể tự do suy nghĩ trong đầu những những ý tưởng, nhưng việc phát biểu và trình bày tư tưởng đó thì cần phải "trong khuôn khổ pháp luật cho phép ". Người ta chưa quên cô Phan Thanh Nghiên, hiện đang bị giam giữ vì cô đã phát biểu phản đối công hàm "chấp nhận quy ước về lãnh hải của Trung Quốc mà cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký kết với chính quyền Trung Hoa năm 1958 ", cũng như làm đơn xin phép biểu tình.

Khi một quyền lợi cơ bản và tối thiếu bị xâm phạm hay tước đoạt một cách bất công, nó sẽ tất nhiên hình thành một mối xung khắc.

Cứ nhìn vào thực trạng của Việt Nam thì sẽ thấy được sự gia tăng ngày càng nhiều của những mâu thuẫn, xung đột này : ngày càng nhiều những tiếng nói kêu gọi đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ ; phong trào này tỉ lệ thuận với chiến dịch sử dụng lực lượng an ninh, công an để khống chế và đàn áp. Danh sách các nạn nhân của chiến dịch này mỗi ngày một gia tăng, bên cạnh những nhà đấu tranh cho dân chủ, người ta thấy thêm những nhà báo đôi khi với quyết tâm tìm sự minh bạch để chống lại tham nhũng, lại trở thàh nạn nhân của việc đàn ám. Đôi khi, nó xuất hiện dưới hình thức khống chế thông tin : chẳng hạn báo Việt Nam Nét đưa tin, trong 2 năm qua, 2007 - 2008, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu trên thế giới về việc truy cập vào các trang web sex, trong khi những trang diễn đàn về dân chủ, tôn giáo thì bị chặn bởi tường lửa. Có nghĩa là, chính quyền muốn hướng cái căng thẳng của xung đột nhân quyền vào những trang đồi truỵ, thực hiện một chiến dịch ru ngủ, làm lu mờ đi cái ý thức về dân chủ và nhân quyền nơi dân chúng, đặc biệt là giới trẻ, những người vốn có sẵn sự nhiệt huyết và nhậy cảm với tự do, dân chủ, nhân quyền, và cũng là đối tượng có khả năng hiểu biết về chủ đề này dựa vào kỹ thuật tin học.

Cách giảm thiểu sự căng thẳng này chỉ có một hướng duy nhất, là trao trả lại cho dân chúng những quyền lợi mà họ, khi là con người, đáng được hưởng.

Sức mạnh của một dân tộc, một quốc gia chỉ được phát tỏ mạnh mẽ khi người dân ý thức về quyền lợi của mình, cũng như thấu hiểu và có quyền làm chủ trên sự hưng thịnh, trên sự toàn vẹn lãnh thổ.

Nếu dân chủ, nhân quyền là những điểm đến của lịch sự văn minh nhân loại, thì dù thực tế có bị "kiềm hãm " bởi một tư tưởng chính trị, hay một thể chế độc tài, sớm muộn, đà tiến của lịch sử sẽ nghiền nát những cản trở đó.

Đã qua rồi cái thời ảo vọng say sưa chiến thắng, để nghĩ mình là chủ nhân ông, có quyền ban phát cho thần dân những quyền lợi. Đây là thời điểm mà chính quyền, với sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, phải cân nhắc để hành xử : trả lại cho nhân dân quyền lợi mà họ phải có. Nếu không, chính quyền sẽ trở thành kẻ đối kháng của nhân dân, một cuộc đối kháng mà sẽ phải giải quyết tất yếu và sẽ có có kẻ thắng người thua.

Tuesday 9 December 2008

CANH BẠC CHÍNH TRỊ !

Khi tôi viết những dòng chữ này, phiên toà xét xử các giáo dân ở Thái Hà đã kết thúc với mức "án treo " cho các "bị cáo "! Có lẽ giờ này, dư âm của phiên toà, với những diễn biến của những ngày cầu nguyện đòi đất, những xáo trộn bị đe doạ, khủng bố tinh thần, cũng như cuộc xuất hiện của giáo dân với lá vạn tuế trước khu vực xử án, đã tạm nguôi ngoai. Có chăng chỉ còn những người bên những ly trà rượu tàn cuộc để nói về những biến động vừa qua! Và người ta không khỏi tự hỏi : Ai được, ai mất, và điều gì sẽ ở lại sau những sự kiện này ?

Người ta có th thy trên các trang blog hình nh giáo dân Thái Hà vui mng đón anh ch em mình tr v, coi như thoát kiếp tù đày. Tâm lý người Vit, án treo thì không đi tù, mà không đi tù thì cũng tạm coi là qua kiếp nạn, coi như công lý đã được thực hiện!!! Nhưng rõ ràng, án treo thì cũng có nghĩa là chính quyền khẳng định hành vi những giáo dân cầu nguyện và muốn dành lại khu đất là bất hợp pháp! Có lẽ, qua vụ xét xử này, chính quyền muốn khép lại vụ đòi đất ở Thái Hà và Toà Khâm Sứ. Dù sao, giờ thì hai khu đất đã thành hai vườn hoa, và có lẽ như thế thì Giáo Hội cũng khó lòng đòi lại! Tuyên án treo, chính quyền vừa muốn không mất mặt, vừa tỏ ra không muốn gây thù chuốc oán thêm với giáo dân! Xem ra, chính quyền đạt được hai mục tiêu : 1. Đóng lại vụ đòi đất của Giáo dân ; 2. Cảnh cáo được giới chức tôn giáo cũng như dằn mặt những giác dân khác. Xét như vậy, có thể nói, canh bạc này, chính quyền thắng, giáo dân thua.

Nhưng đó chỉ là một canh bạc nhỏ. Canh bạc lớn hơn, đặt trong bình diện ngoại giao, và tầm vóc tuyên truyền của sự kiện này, thì lại không nhỏ! Và chưa hẳn là chính quyền đã thắng.

Qua vụ xử, chính quyền Việt Nam đã lôi kéo sự chú ý của công luận quốc tế, vốn đã ngắm đến Việt Nam như một nơi thiếu sự tự do tôn giáo và tự do ngôn luận - qua những tuyên bố của Quốc Hội Châu Âu, Tổ chức Phóng Viên không biên giới ; Tổ chức Bảo vệ Phóng Viên ; các tổ chức nhân quyền .v.v. - Chính vụ xét xử làm cho họ thêm đặc biệt quan tâm, và có lẽ, không khó để tìm ra sự thật, ra nguồn gốc của xung đột này : Nó khởi đi từ việc chính quyền trưng dụng các khu đất của Tôn giáo, và đã sử dụng không hiệu quả, cũng như có nguy cơ bị chia chác cho cán bộ. Chính điều này càng làm cho uy tín của Việt Nam bị giảm sút sau vụ tai tiếng về tham nhũng xây dựng với vốn vay ODA mà Nhật Bản phải tuyến bố tạm dừng cấp dự án. Dù Chính quyền có cố gắng để đưa vụ xét xử như một vụ án hình sự, nhưng rõ ràng, người ta nhận thấy đó là vụ án tôn giáo. Không lạ gì, dự khán phiên toà, đã có những đại diện của lãnh sự quán một số quốc gia vốn đang nhìn về tự do tôn giáo và nhân quyền của Việt Nam. Những hình ảnh mà thế giới có thể thấy được qua các trang blog hay báo chí, đó là cảnh lực lượng cảnh sát đứng đối đầu với các giáo dân trước toà xử án. Chắc chắn, hình ảnh này là điều mà chính quyền không bao giờ muốn quảng cáo cho đất nước Việt Nam.

Qua vụ án, nó cũng bộc lộ sự xử lý vụng về, yếu kém của chính quyền. Trước ngày xử án, chính quyền đã tìm mọi cách để khống chế lượng người tới phiên toà (Chọn địa điểm xử án ở tầng 4 UBND Phường, thông báo ai muốn dự phải làm đơn, rồi văn thư trả lời của ông chánh án với các tu sĩ ở Thái Hà về việc không còn chỗ ...) Chính việc này đã làm cho quyết tâm đi đến toà án của những người giáo dân mạnh hơn. Để đối phó, chính quyền sử dụng lực lượng cảnh sát phong toả. Sự vụng về nằm ở đây, muốn ém nhẹm mà lại làm rình rang, cuối cùng, mọi thứ đều được phơi bày : người ta thấy rõ sự vụng về, sợ hãi và cả những thủ đoạn hết sức ngây ngô của chính quyền. Trong thời đại thông tin, mọi thứ đều được nhanh chóng phổ biến. Những chi tiết và cách hành xử của chính quyền đã đẩy thêm khoảng cách và làm ảnh hưởng nhiều đến khối đoàn kết của dân.

Những sự kiện luôn để lại một dấu ấn và tiền lệ! Sự kiện Thái Hà cho thấy, người dân đã dám công khai lên tiếng bảo vệ công lý và sự thật, điều mà trước kia vì sợ hãi, họ không dám nói lên tiếng công đạo. Cứ nhìn vào khuôn mặt của những giáo dân phải ra toà, họ rạng rỡ và tự tin, họ đi đến toà xét xử mà điệu bộ như đi lãnh phần thưởng. Điều gì đã làm cho họ vượt qua sự sợ hãi. Khi họ tự tin về sự chính nghĩa, và khi họ cảm nhận sự đoàn kết của mọi người, họ có sức mạnh. Chính đây là bài học mà chính quyền không muốn. Sự sụp đổ của các quốc gia cộng sản đông âu, cũng khởi đi từ điểm này : Người dân vượt thoát ra khỏi sự sợ hãi.

Những sự kiện trên đây, cũng là cơ hội để cóc blogger tác nghiệp. Những hình ảnh có tính thời sự được liên tục cập nhật. Nó dần dần thay thế hệ thống truyền thông báo chí của nhà nước, vốn đưa tin theo sự chỉ đạo và phiến diện. Điều này càng cho thấy sự lo lắng của chính quyền qua việc muốn quản lý blog mà bộ TT-TT đang nỗ lực. Cũng phải thôi, thế hệ blogger đa số là những người trẻ, những người có khả năng tiếp cận thông tin và có thể thẩm định sự chính xác của tuyên truyền. Xem ra, niềm tin vào những phương tiện tuyên truyền chính quy của nhà nước đã sút giảm so với lãnh vực truyền thông cá nhân.

Rõ ràng, ván cờ này cái thua mất không phải là nhỏ!

Saturday 6 December 2008

BẰNG CHỨNG ĐÂU ?

Không ai có thể tin được là chỉ cá nhân ông Sỹ đã nuốt trọn số tiền hàng triệu USD mà các cựu nhân viên của PCI đã hối lộ để nhận thầu trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam (cụ thể là TP HCM).

Thông đip mà chính ph Nht Bn gi đến Vit Nam - qua vic quyết đnh đóng băng nhng h tr ODA cho Vit Nam năm nay, và tm không cp h tr này nhng năm sau cho đến khi v PCI được minh bch và x lý - thì đã quá rõ ràng : H không th dùng tin thuế ca nhân dân Nht Bn đ nuôi sng mt cơ chế tham nhũng, vn ch đem li s giàu có bt công cho mt tng lp người, mà đây, c th là viên chc chính quyn.

Thế nhưng, qua nhng phát biu ca các viên chc, ngoài nhng li tuyên b có tính cách nogi giao như : chính quyn Vit Nam cm thy hi tiếc v v tham nhũng hi l này, s nhanh chóng điu tra và x lý các vi phm .v.v.; thì vn còn nhng cách lp liếm và lý lun rt ngây ngô, cù chy, chng hn như phát biu ca ông Nguyn Thành Tài, Phó ch tch UBND TP HCM. (x. Nguyn Thành Tài - x lý v PCI)

Ông Tài cho rằng: “Đối với mỗi quốc gia và ngay cả Việt Nam, khi đưa một công dân hay một tội phạm nào ra xét xử thì cũng phải có chứng cứ để luận tội. Cho nên nếu phía bạn cho rằng PCI đã hối lộ cho nhiều quan chức ở Đông Dương (chứ không phải chỉ riêng TPHCM). Vậy thì hãy đưa ra bằng chứng, chúng tôi sẽ tiến hành xét xử, không thể nói chung chung”.

Khác với những tội phạm hình sự, những vụ án tham nhũng, hối lộ rất khó trưng ra bằng chứng, vì chẳng có ai đi hối lộ mà có biên nhận để ký. Ngoại trừ những trường hợp ghi lại bằng hình ảnh! Mà chưa chắc có ảnh là có thể làm bằng chứng (chẳng hạn vụ bà Vũ Mộc Anh ở toà đại sứ Việt Nam ở Nam Phi bị kênh truyền hình quay phim vụ buôn lậu sừng tê giác, mà bà ta vẫn chối không phải là mình). Vì vậy nên ông Tài đòi phía Nhật Bản đưa ra bằng chứng là điều mà mấy chú Phù Tang không dễ gì làm được. Xem ra, Nhật bản dù giỏi trong nhiều lãnh vực, nhưng kiểu ranh ma thì còn thua xa các quan nhà!

Điu này cũng cho thy s khác bit v mt hành pháp ca Vit Nam vi Nht Bn (và có l khác c vi thế gii, vi các quc gia ly pháp lut làm nn tng). Nơi các quc gia, h thng điu tra và tư pháp đc lp vi hành pháp, và có nhiu t chc kim soát! Vì vy, các cu quan chc PCI biết sm mun cũng b điu tra đến nơi đến chn, và có l cũng vì mt chút lương tâm còn sót li, mà h khai nhn ti phm (ch không l ngu ngu nhn ti đ đi tù sao?).

Bng chng là nhng li khai ca các cu quan chc PCI, vi VIT NAM chưa hn là bng chng. Còn cái bng chng s s ra đó - là vic gii trình nhng khon tài sn thu nhp cá nhân ca các quan chc chính quyn - thì không được xem như là mt bng chng. Vì VN, ai cũng thy s giàu có ca các quan chc, trong khi thu nhp lương bng ch là mt khon bé nh (chc ch đ tin café, ăn sáng ???).

Ngày nào còn tn ti cái não trng "bng chng " đâu, thì ngày đó, con bch tuc tham nhũng vn còn tn ti và tiếp tc vươn cái vòi đến tn mi ngõ ngách ca xã hi.

Bin pháp đ chng li cái não trng "bng chng đâu " này ch có th đến duy nht t vic tách ri các cơ quan điu tra ra khi s kim soát ca Đng lãnh đo, đ h thng tư pháp có mt khung nn đc lp ti thiu, không b chi phi bi các cp lãnh đo, và hành x theo hiến pháp qui đnh!!! Không biết bao gi, ngành tư pháp Vit Nam mi có mt "thượng phương bo kiếm " đ khng chế nhng quan tham!!!