Tuesday 9 December 2008

CANH BẠC CHÍNH TRỊ !

Khi tôi viết những dòng chữ này, phiên toà xét xử các giáo dân ở Thái Hà đã kết thúc với mức "án treo " cho các "bị cáo "! Có lẽ giờ này, dư âm của phiên toà, với những diễn biến của những ngày cầu nguyện đòi đất, những xáo trộn bị đe doạ, khủng bố tinh thần, cũng như cuộc xuất hiện của giáo dân với lá vạn tuế trước khu vực xử án, đã tạm nguôi ngoai. Có chăng chỉ còn những người bên những ly trà rượu tàn cuộc để nói về những biến động vừa qua! Và người ta không khỏi tự hỏi : Ai được, ai mất, và điều gì sẽ ở lại sau những sự kiện này ?

Người ta có th thy trên các trang blog hình nh giáo dân Thái Hà vui mng đón anh ch em mình tr v, coi như thoát kiếp tù đày. Tâm lý người Vit, án treo thì không đi tù, mà không đi tù thì cũng tạm coi là qua kiếp nạn, coi như công lý đã được thực hiện!!! Nhưng rõ ràng, án treo thì cũng có nghĩa là chính quyền khẳng định hành vi những giáo dân cầu nguyện và muốn dành lại khu đất là bất hợp pháp! Có lẽ, qua vụ xét xử này, chính quyền muốn khép lại vụ đòi đất ở Thái Hà và Toà Khâm Sứ. Dù sao, giờ thì hai khu đất đã thành hai vườn hoa, và có lẽ như thế thì Giáo Hội cũng khó lòng đòi lại! Tuyên án treo, chính quyền vừa muốn không mất mặt, vừa tỏ ra không muốn gây thù chuốc oán thêm với giáo dân! Xem ra, chính quyền đạt được hai mục tiêu : 1. Đóng lại vụ đòi đất của Giáo dân ; 2. Cảnh cáo được giới chức tôn giáo cũng như dằn mặt những giác dân khác. Xét như vậy, có thể nói, canh bạc này, chính quyền thắng, giáo dân thua.

Nhưng đó chỉ là một canh bạc nhỏ. Canh bạc lớn hơn, đặt trong bình diện ngoại giao, và tầm vóc tuyên truyền của sự kiện này, thì lại không nhỏ! Và chưa hẳn là chính quyền đã thắng.

Qua vụ xử, chính quyền Việt Nam đã lôi kéo sự chú ý của công luận quốc tế, vốn đã ngắm đến Việt Nam như một nơi thiếu sự tự do tôn giáo và tự do ngôn luận - qua những tuyên bố của Quốc Hội Châu Âu, Tổ chức Phóng Viên không biên giới ; Tổ chức Bảo vệ Phóng Viên ; các tổ chức nhân quyền .v.v. - Chính vụ xét xử làm cho họ thêm đặc biệt quan tâm, và có lẽ, không khó để tìm ra sự thật, ra nguồn gốc của xung đột này : Nó khởi đi từ việc chính quyền trưng dụng các khu đất của Tôn giáo, và đã sử dụng không hiệu quả, cũng như có nguy cơ bị chia chác cho cán bộ. Chính điều này càng làm cho uy tín của Việt Nam bị giảm sút sau vụ tai tiếng về tham nhũng xây dựng với vốn vay ODA mà Nhật Bản phải tuyến bố tạm dừng cấp dự án. Dù Chính quyền có cố gắng để đưa vụ xét xử như một vụ án hình sự, nhưng rõ ràng, người ta nhận thấy đó là vụ án tôn giáo. Không lạ gì, dự khán phiên toà, đã có những đại diện của lãnh sự quán một số quốc gia vốn đang nhìn về tự do tôn giáo và nhân quyền của Việt Nam. Những hình ảnh mà thế giới có thể thấy được qua các trang blog hay báo chí, đó là cảnh lực lượng cảnh sát đứng đối đầu với các giáo dân trước toà xử án. Chắc chắn, hình ảnh này là điều mà chính quyền không bao giờ muốn quảng cáo cho đất nước Việt Nam.

Qua vụ án, nó cũng bộc lộ sự xử lý vụng về, yếu kém của chính quyền. Trước ngày xử án, chính quyền đã tìm mọi cách để khống chế lượng người tới phiên toà (Chọn địa điểm xử án ở tầng 4 UBND Phường, thông báo ai muốn dự phải làm đơn, rồi văn thư trả lời của ông chánh án với các tu sĩ ở Thái Hà về việc không còn chỗ ...) Chính việc này đã làm cho quyết tâm đi đến toà án của những người giáo dân mạnh hơn. Để đối phó, chính quyền sử dụng lực lượng cảnh sát phong toả. Sự vụng về nằm ở đây, muốn ém nhẹm mà lại làm rình rang, cuối cùng, mọi thứ đều được phơi bày : người ta thấy rõ sự vụng về, sợ hãi và cả những thủ đoạn hết sức ngây ngô của chính quyền. Trong thời đại thông tin, mọi thứ đều được nhanh chóng phổ biến. Những chi tiết và cách hành xử của chính quyền đã đẩy thêm khoảng cách và làm ảnh hưởng nhiều đến khối đoàn kết của dân.

Những sự kiện luôn để lại một dấu ấn và tiền lệ! Sự kiện Thái Hà cho thấy, người dân đã dám công khai lên tiếng bảo vệ công lý và sự thật, điều mà trước kia vì sợ hãi, họ không dám nói lên tiếng công đạo. Cứ nhìn vào khuôn mặt của những giáo dân phải ra toà, họ rạng rỡ và tự tin, họ đi đến toà xét xử mà điệu bộ như đi lãnh phần thưởng. Điều gì đã làm cho họ vượt qua sự sợ hãi. Khi họ tự tin về sự chính nghĩa, và khi họ cảm nhận sự đoàn kết của mọi người, họ có sức mạnh. Chính đây là bài học mà chính quyền không muốn. Sự sụp đổ của các quốc gia cộng sản đông âu, cũng khởi đi từ điểm này : Người dân vượt thoát ra khỏi sự sợ hãi.

Những sự kiện trên đây, cũng là cơ hội để cóc blogger tác nghiệp. Những hình ảnh có tính thời sự được liên tục cập nhật. Nó dần dần thay thế hệ thống truyền thông báo chí của nhà nước, vốn đưa tin theo sự chỉ đạo và phiến diện. Điều này càng cho thấy sự lo lắng của chính quyền qua việc muốn quản lý blog mà bộ TT-TT đang nỗ lực. Cũng phải thôi, thế hệ blogger đa số là những người trẻ, những người có khả năng tiếp cận thông tin và có thể thẩm định sự chính xác của tuyên truyền. Xem ra, niềm tin vào những phương tiện tuyên truyền chính quy của nhà nước đã sút giảm so với lãnh vực truyền thông cá nhân.

Rõ ràng, ván cờ này cái thua mất không phải là nhỏ!

No comments:

Post a Comment