Thursday 7 April 2011

ĐÁNH CÙ HUY HÀ VŨ, CHÍNH QUYỀN CS VIỆT NAM LỘ TỬ HUYỆT

Sau một vụ bắt bớ mà  lý do được báo chí chính thống loan tải cách thô thiển với chi tiết “hai bao cao su”  đã qua sử dụng; sau một vụ xử án được loan báo là công khai, nhưng lại tập trung ồ ạt các loại công an áo xanh áo vàng, dựng rào chắn trên các ngã đường và các phóng viên báo chí bị “khống chế phương tiện tác nghiệp” ; sau một phiên tòa vi phạm thủ tục tố tụng mà vị chủ tọa từ chối yêu cầu chính đáng của luật sư bào chữa, thậm chí căng thẳng đến độ  tòa “đuổi” một luật sư ra ngoài, cùng  sự bất mãn bỏ về giữa phiên tòa của các luật sư; và sau sự tuyên án chóng vánh, không có phần tranh tụng, đã kết án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù giam và  3  quản chế, chính quyền cộng sản Việt Nam đã phải đối mặt với những hiệu ứng ngược mà cụ thể là sự phản đối của thế giới, sự giảm uy tín trên trường quốc tế, và đẩy những nhóm đối kháng lại gần bên nhau.

Cách hành xử của chính quyền Cộng sản cho thấy họ đã không lường trước những hậu quả kéo theo của cách thức đàn áp những tiếng nói đối kháng. Nếu trước đây, cái tên Cù Huy Hà Vũ chỉ vẻn vẹn được nói đến trong mối liên hệ với thân phụ ông, nhà thơ Cù Huy Cận, thì giờ đây, nhà cầm quyền Việt Nam đã thành công trong việc dựng lên một hình ảnh Cù Huy Hà Vũ anh hùng, người hiên ngang đĩnh đạc ngẩng cao đầu trong vòng vây công an và tòa án. Những hình ảnh lưu truyền trên các phương tiện truyền thông đã quá thành công trong việc đánh bóng tên tuổi vị Tiến sĩ này. Người ta không quên đến bức ảnh Linh mục Lý bị bịt mồm trong phiên tòa tại Huế.  Những bức ảnh mà sức  công phá vào bức tường độc tài còn mạnh hơn cả những viên đạn. Nếu phải nói một lời về điều này, thì có thể nói rằng, chính quyền cộng sản Việt Nam đã thành công khi dựng lên một anh hùng đối kháng với sự độc tài, người có thể trở thành điểm hội tụ cho những sự chống đối sau này.

Hơn nữa, chính quyền cộng sản Việt Nam cũng phải đối mặt với làn sống phản đối và chỉ trích của công luận quốc tế, về một bản án mang màu sắc chính trị và vi phạm những nguyên tắc nhân quyền mà họ đã đặt bút ký kết. Những nỗ lực trình diễn vở kịch mang tiêu đề xây dựng một xã hội  tự do, dân chủ, và pháp quyền trước cử tọa quốc tế của chính quyền cộng sản  Việt Nam đã sớm hạ màn cùng với bản án dành cho ông Vũ. Dĩ nhiên, không phải đến giờ thế giới mới lên tiếng chỉ trích Việt Nam vi phạm nhân quyền, và có lẽ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã quen với những chỉ trích này, dầu vậy, trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà nhiều tổ chức cùng lên tiếng, nó cho thấy sự cam kết tôn trọng nhân quyền của cộng sản Việt Nam chỉ là hão huyền.   Một khi không thành công trong việc tô vẽ một khuôn mặt khả ái mang tính tôn trọng nhân quyền và dân chủ, thì diện mạo của chính quyền cộng sản Việt Nam đã bị lột trần như một chế độ độc tài và phản động.

Cũng qua vụ án Cù Huy Hà Vũ, người ta có thể nhận thấy một sự liên kết đã dần hình thành giữa những người đấu tranh cho tự do dân chủ, trong đó phải kể đến giới blogger, dân oan và tôn giáo. Trong trường hợp này, đó là cộng đoàn giáo dân Cồn Dầu, nơi mà văn phòng luật của ông Vũ đã đứng ra biện hộ trong vụ án mất trật tự tại nghĩa trang Cồn Dầu, là cộng đoàn Thái Hà và các giáo xứ lân cận, nơi đã từng có kinh nghiệm đối kháng với chính quyền trong vụ tranh chấp đất. Chính sự ủng hộ và liên kết này đã khiến nhà cầm quyền cộng sản phải huy động rất nhiều công an, và lên những kế hoạch chặn bắt trong ngày xử án. Điều này cũng có nghĩa là chính quyền cộng sản Việt Nam đánh giá ở tầm mức rất cao và rất đáng sợ về sự liên kết giữa các lực lượng này.

Phải chăng, giữa lúc loay hoay chống đỡ trong vụ án tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, cộng sản Việt Nam đã vô tình để lộ tử huyệt : tử huyệt của họ là sự đoàn kết giữa lực lượng đấu tranh dân chủ, với những dân oan, nạn nhân của chính sách ruộng đất, và những cộng đoàn tôn giáo tôn trọng và cam kết đấu tranh cho công lý và sự thật.

 

ĐIẾC

 

Một người đàn ông đi gặp bác sĩ để kể về người vợ của mình. “Tôi cho rằng vợ tôi bị điếc, cô ấy chả nghe thấy tôi nói gì mà toàn khiến tôi phải nhắc lại”.
Người bác sĩ trả lời: “Được rồi, bây giờ anh cứ về nhà. Tối nay đứng cách vợ 6 m và nói một điều gì đó. Nếu bà nhà không trả lời, đứng lại gần 2 m nữa và nhắc lại. Cứ tiếp tục như thế để xem mức độ ngễnh ngãng của bà ấy nặng đến mức nào”.
Người chồng trở về nhà và thực hiện đúng theo chỉ dẫn. Ông đứng cách vợ 6 m khi bà đang thái thịt trong bếp và hỏi: “Cưng à, tối nay mình ăn gì vậy?”. Ông không nghe thấy câu trả lời. Ông đứng gần lại 2 m nữa và hỏi lại. Vẫn không có câu trả lời. Ông đứng gần thêm 2 m. Vẫn chẳng thấy gì. Cuối cùng, ông tiến sát lại sau vợ và hỏi: “Em yêu, tối nay mình ăn gì?”.
Cô vợ trả lời: “Đây là lần thứ 4 rồi nhá – thịt bò hầm!”.

Tuesday 5 April 2011

CAO THỦ

Cô gái xinh đẹp xin phép mẹ đi dự dạ hội. Trước khi đi mẹ cô dặn: “Con đã lớn rồi, nên học cách phòng ngừa những tên Sở Khanh”.
- Phòng ngừa thế nào hả mẹ?
- Khi có đứa nào muốn đi xa hơn giới hạn cho phép, con hãy hỏi nó: “Chúng ta sẽ đặt tên con là gì?”. Bọn đàn ông trẻ thường ngại chuyện con cái lắm vì chúng sợ chịu trách nhiệm.
Ghi lời mẹ, cô gái đến dạ hội. Hôm đó các chàng trai đều thi nhau đến mời nàng nhảy. Chàng trai thứ nhất tiếp cận nàng là một công tử cực kỳ đẹp trai, sau khi đi gần hết điệu Valse, chàng trai kín đáo hôn nhẹ vào bờ vai cô gái. Cảm nhận “điều khác lạ”, cô gái liền hỏi:
- Chúng ta sẽ đặt tên con là gì?
Anh chàng bỗng tái mặt, đưa cô gái về chỗ ngồi và lủi ra xa.
Kẻ thứ hai là một chủ doanh nghiệp nổi tiếng giàu có, bước nhảy của anh ta cực kỳ điệu nghệ, vòng tay rắn chắc khỏe mạnh. Cô gái thấy tâm hồn xao xuyến. Bỗng nhiên cô cảm thấy bàn tay đáng nhẽ phải để hờ ở hông nàng đang di chuyển xuống dưới. Cô lại thì thầm vào tai anh chàng:
- Chúng ta sẽ đặt tên con là gì?
Bước nhảy của chàng thương gia dần dần rối loạn, mắt bỗng mờ đi. Kết thúc điệu nhảy, anh chàng lủi nhanh vào đám đông.
Kiểm chứng kinh nghiệm của mẹ thành công, cô gái tự tin đi tìm nạn nhân mới. Lần này là một anh chàng trông rất ngố lại nhảy không đẹp, thỉnh thoảng còn giẫm vào chân cô. Sau một hồi vất vả, chàng ngố tỏ ra ngượng ngùng vì sự vụng về kém cỏi của mình mới ngỏ lời mời nàng ra ngoài đi dạo. Đến bên chiếc ôtô, anh chàng mở cửa đưa nàng vào trong. Cảm thấy điều gì đó không ổn, cô gái liền hỏi:
- Chúng ta sẽ đặt tên con là gì?
Anh chàng sáng bừng mắt đáp lại câu hỏi của nàng bằng một nụ hôn nồng cháy.
Sau khi đáp lại nụ hôn, cô gái lại hổn hển:
- Chúng ta sau này sẽ đặt tên con là gì?
Anh chàng vẫn không trả lời nàng mà nhẹ nhàng gỡ bỏ quần áo nàng ra… Cô gái cố gắng gồng người hỏi lại lần cuối cùng:
- Chúng… ta… sẽ… đặt… tên… con… là… g…..ì?
Chàng ngố lúc này mới nhẹ nhàng rút trong túi quần ra chiếc bao cao su và nói với nàng:
- Nếu nó thoát được ra khỏi cái này, chúng mình sẽ đặt tên nó là David Copperfield nhé!

Tạm vắng vài ngày ...

Friday 1 April 2011

NHỮNG MẢNH VỤN 5 ; CÔNG AN HUNG HÃN : GIAI ĐOẠN PHÁT BỊNH CỦA “CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN”

 

Đã có nhiều những bài báo, những tiếng phàn nàn thậm chí là lời tả oán về thái độ hung hãn của công an mà nhiều người không ngần ngại gán cho họ từ « Kiêu binh » của thời đại. Liệu nhận xét ấy có quá đáng và bất cập ? Xin dành phần trả lời cho mọi người.

Chỉ đơn cử vài trường hợp được báo chí « lề phải » phản ánh mới đây : Chuyện một thiếu tá công an hành hung tài xế taxi vì anh từ chối vượt đèn đỏ ; chuyện một trung tá công an đánh người vì không được massage . Ở đây, thay vì là người bảo vệ trật tự, bảo vệ sự thượng tôn luật pháp, thì họ đã trở thành người vi phạm luật và hành hung những người tuân thủ luật. Nói cách khác, đó là một cách phát biểu ra bên ngoài bằng hành động một trong những suy nghĩ đã nằm trong đầu đa số lực lượng công an : Luật nằm trong tay họ, và họ có quyền bóp méo hoặc hành xử theo cảm tính hay ý muốn. Và hầu như, chuyện đối thoại hay tranh luận đối với họ là điều « không tưởng ». Khi đọc bài tường trình của Người Buôn Gió  về những chuyện xảy ra trong đám tang ông Trịnh Xuân Tùng,- người đã bị công an đánh chết chỉ vì tranh luận việc ông đã dừng xe, tháo nón bảo hiểm để điện thoại,- người ta không khỏi bất nhẫn và ngao ngán với cách đối thoại của các nhân viên an ninh mà nếu dùng từ ngữ để kết luận, thì những tự này được xem là chính xác : ngạo mạn, vô học và độc ác.

Có phải chăng, vì chính quyền cộng sản chủ trương « chuyên chính vô sản » mà đã sản sinh ra một quái thai là lực lượng công an hung hãn ? (Cũng xin nói thêm, thành ngữ « chuyên chính vô sản » mà người cộng sản Việt Nam dùng, là họ dịch theo từ « dictature du prolétariat », trong đó, dictature (mà CSVN dịch là « chuyên chính »), nghĩa chính xác là « độc tài », được wikipedia định nghĩa :  La dictature désigne un régime politique dans lequel une personne ou un groupe de personnes exercent tous les pouvoirs de façon absolue, sans qu'aucune loi ou institution ne les limite ( Độc tài – « chuyên chính »- được xem là một thể chế chính trị, trong đó một cá nhân hay một nhóm người hành xử mọi quyền hành theo một cách thức độc đoán, không có luật lệ hay thiết chế nào là giới hạn) ; Và (Encyclopædia Universalis ) nói rõ thêm : La dictature est un régime politique autoritaire, établi et maintenu par la violence, à caractère exceptionnel et illégitime ( Độc tài – « chuyên chính »- là một thể chế chính trị chuyên quyền, được thiết lập và duy trì bởi bạo lực, có tính cách bất thường và không chính đáng)

Phải chăng, những hệ quả ung nhọt của thời kỳ ủ bịnh « vô sản » đã đến giai đoạn phát lộ ra bên ngoài bằng tham nhũng và sự hung hãn đến độ kinh người của công an ?

Đôi khi, sự hung hãn cũng biểu lộ sự hãi sợ. Cứ nhìn vào cách phản ứng của loài chó  dữ, để tự bảo vệ, nó chỉ còn cách cắn người.

HOA QUÊ

Nếu có thể ví von đời người như một giòng sông, thì những khoảnh khắc kỷ niệm cũng có thể được xem như từng bến đỗ. Và trong từng chặng dừng ấy, những con người, những cảnh vật đểu có một giá trị riêng biệt, đến độ, khi đụng chạm đến một bóng hình, một cái tên, hay bất kỳ một khung cảnh nào đó, nó cũng có thể làm sống dậy một góc đời kỷ niệm.

Những căn nhà ở quê nội vẫn còn nét quê lắm! Những mái giậu ngăn cách nhà này với nhà kia, giờ vẫn còn là những hàng rào hoa dâm bụt. Nó thật xanh mát, êm đềm thanh bình và đầy sức sống, khác xa với những bức tường xám đen, những cổng rào cao chạm tận mái hiên của những căn nhà thành phố.

Hoa dâm bụt là biểu hiện của một sức sống mãnh liệt ! Chỉ cần vài cành ngắn cắm xuống đất, ít ngày sau đã nẩy chồi, đong đưa những phiến lá mới, và chừng dăm tháng thì hàng cây trở thành hàng giậu quanh nhà. Những bông hoa đỏ lựng điểm xuyết trên màn xanh của những cánh lá làm thành đặc trưng riêng biệt ! Con đường về nhà với hai hàng bông dâm bụt hai bên, là điểm độc đáo in đậm nét trong đầu óc ấu thơ của tôi! Những ngày nắng bụi, hàng dâm bụt che chắn cho căn nhà, và tự khoác lên mình lớp bụi của vùng quê đất đỏ bazan ! Khi những cơn mưa hè về tắm mát cho đất trời, hàng dâm bụt rủ bỏ tấm áo bụi, xuất hiện trong mắt trẻ thơ là một màu xanh mát, xanh mặn mà, tôi vẫn thường gọi vậy trong ngôn từ ngây ngô của trẻ thơ !

Trong ký úc của tôi, những hàng rao dâm bụt là nơi diễn ra những trò chơi tuổi thơ! lá dâm bụt, được dùng làm "tiền " để mua bán ; nụ hoa dâm bụt, được cắt nhỏ, bỏ vào cái chén nhựa làm "bánh phở "; thỉnh thoảng « bà chủ quán » còn dùng một ống lon sứa bò để đun mấy thứ đó lên ; hoa dâm bụt, vào mùa hè, đỏ chói chang, mấy cô bé ngắt cuốn, rồi kéo dài ra như chiếc đèn treo vào lỗ tai, hay mái tóc... Kỷ niệm thật bình dị, vậy mà ngọt ngào và êm đềm biết bao.

Thẩn thờ chạm vào một cánh hoa dâm bụt, như chạm vào ký ức tuổi thơ, tôi lại thấy lung linh hiện lên những khuôn mặt của Hùng, của Luân, của Phượng, của Nhân ... Những hàng dâm bụt vẫn còn đó, vẫn xanh mát, nhưng Hùng thì vĩnh viễn ra đi, Luân đã định cư ở nước ngoài, Phượng lập gia đình ở tận miền Cao nguyện! Chợt thấy cay đôi mắt, giống như những lần cãi vả của tuổi thơ vì tính tiền "lá dâm bụt ", hay vì dành nhau hái những nụ hoa, giận hờn và khóc dỗi! Ừa, thì bao giờ cũng vậy, mấy ai mà không thẩn thờ khi chạm vào bức màn nhung của vùng kỷ niệm ấu thơ. Nhìn hàng giậu hoa dâm bụt, chợt buộc miệng kêu thầm : H ơi, Luân ơi, Phượng ơi, giờ ở đâu ???

 (post lại bài này để nhớ một người... Hình như đã là lâu lắm)