Friday 30 January 2009

ĐU GIÂY ĐIỆN !!!!!

Cái này là chuyện cũ! Tại lang thang đọc tin ở BBC, link tới link lui thì gặp được cái này : Thủ Tướng Dũng nổ bom ở Luân Đôn

Trong chuyến viếng thăm các nước Tây Âu, trong chặng dừng chân tại Luân Đôn, Thủ Tướng Dũng đã trả lời báo chí về tình hình kinh tế, chính trị ở Việt Nam.

Dĩ nhiên ai cũng biết một cách suy nghĩ đã thành cái nếp cố hữu của cuộc sống bình dân, đó là :"Tốt khoe, xấu che ", hoặc là không "vạch áo cho người xem lưng "! Tuy nhiên, trong thời đại thông tin, phải chăng, cách suy nghĩ và hành xử như thế còn chỗ đứng, hoặc là có thể thích hợp ở mọi chỗ mọi nơi? Có lẽ chưa tường được câu trả lời này, nên khi trả lời báo chí, hình như Thủ tướng đã tận dụng tối đa, thậm chí đi quá chăng (theo ngũ pháp gọi là "thậm xưng ", còn dân gian thì gọi là "nổ ", còn mấy người chống cộng sản thì bảo "nói láo như vẹm "? ) cái cách trả lời "phá giá " này.

Nói : " tất cả nhân dân Việt nam luôn tán thành đường lối và chính sách ... và nhất trí với sự lãnh đạo của nhà nước, đảng và chính phủ ", thì hình như thủ tướng quên hết những nhà bất đồng chính kiến, (chắc bị bắt nhốt trong tù, mà quan điểm của mấy chú công an, cứ vào tù là tội phạm, mà tội phạm thì không có quyền công dân, không có quyền công dân cũng có nghĩa là không được lên tiếng nói!!! (sic) ; các tiếng kêu của dân oan trong thời gian qua, thậm chí trong số gần 3 triệu đảng viên, không thiếu những người phản đối đường lối lãnh đạo bất cập, nạn tham nhũng của chính phủ. Hay tại Thủ tướng không thấy có Đảng phái nào đối lập, hay không có tờ báo nào trong số 700 tờ báo của nhà Nước phản đối, nên thủ tướng "tự tin " dữ dội? Em dám cá cược với Thủ tướng, nếu chính phủ dám cho làm một cuộc trưng cầu dân ý thật dân chủ, hỏi xem người dân Việt Nam có đồng ý với sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản của thủ tướng không? Nếu được cái cái kết quả như Thủ Tướng nói, em thua !

Em thua thì cho Thủ Tướng tuỳ xử!

Nói " ''Đảng của chúng tôi đã được lựa chọn bởi quyết định của nhân dân và được thành lập cùng với bối cảnh xã hội và lịch sử của Việt Nam" và " Nhân dân Việt Nam luôn ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam và các mục tiêu mà đảng chúng tôi đặt ra ..." Có thể trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, những hoàn cảnh chính trị, cùng với lối tuyên truyền của người Cộng sản, nhân dân đã ủng hộ, đã chọn lựa họ. Nhưng đó có phải là lý do để người cộng sản vin cớ vào đó để bất chấp sự tiến bộ của nhân loại, để bám víu cái ghế lãnh đạo và củng cố quyền lực cho chính mình. Mà đem chuyện 50 năm trước để làm tiêu chuẩn trả lời cho ngày hôm nay, hình như câu trả lời của Thủ tướng nhằm khẳng định :

1/ Đảng cộng sản có công lao với dân tộc, và công này cao ngất trời, đến độ có thể miễn giảm hết những sai lầm chết người như cải cách ruộng đất, như nạn nghèo đói, như dân Việt Nam phải bán thân lao động hay làm mại dâm ở những quốc gia khác, hay im lặng vẽ lại đường biên giới và nhượng đất cho Trung Quốc...

2/ Vì nhân dân đã lỡ chọn lựa ngày xưa, giờ phải chấp nhận chịu vậy! Đảng không muốn ly dị với người đàn bà Việt Nam, vì nàng đã từng chọn Đảng. Cuộc tình giữa Đảng và nàng Việt Nam cũng lâm li chẳng kém mùi mẫn. Trước kia thì nàng khổ cực, hết Tàu, đến Tây rồi cả Mỹ đến hiếp, bắt cung phụng. Đảng xuất hiện như chàng Từ Hải cứu Thuý Kiều khỏi lầu xanh. Không ngờ đuổi được mấy tên kia, Đảng lại đâm ra vũ phu và ma cô gấp bộ : và dù Đảng có bao nhiêu thói hư tật xấu, nàng phải chịu tất! Lỗi không phải của Đảng, mà là quyết định của nhân dân mà!

Nói không đúng sự thật với trẻ con, là đối tượng chưa có nhiều khả năng phân biệt, đánh giá mức độ chính xác của sự việc, đã là điều không được phép hay không nên làm ; nói với những người có khả năng kiểm chứng lời nói, mà vẫn thản nhiên cười nói láo, thì mặt của người đó phải dày lắm!

Hay là Thủ Tướng bị đứt dây thần kinh xấu hổ ???

Saturday 17 January 2009

CHỌN LỰA

Tôi nhớ lần đi về vùng quê Gia Kiệm, đi ngang một ngôi thánh đường, ấn tượng đập vào mắt là hàng tượng chữ "SỐNG LÀ CHỌN" được dựng ngay trước tiền đường nhà thờ.

Quả thật, cuộc sống là một chuỗi những chọn lựa. Tôi không tin rằng mình đã thấu suốt đến tận "cùng kỳ lý " của chân lý "sống là chọn " này, nhưng tôi cũng không quá phù phiếm để không thể cảm nghiệm ít nhiều mặt vốn rất phong phú của nó.

Trước những sự kiện, mỗi người có cách nhìn khác nhau, và khởi đi từ nhận định đó, họ có thể có những chọn lựa cho những cách hành xử. Tôi cũng vậy, hoàn toàn không thể nằm ngoài quy luật này.

Trước sự bóc lột của những quan chức biến hoá, của hệ thống chính trị vốn chỉ phục vụ lợi ích của một nhóm người, tôi có thể chọn : hoặc im lặng (như rất nhiều người chọn ), coi như nó là việc của người khác, nói ra chỉ tổ thiệt thân. Nhưng tôi không thể chọn lựa im lặng. Có bình an thực sự không khi mình "chỉ tĩnh toạ " bên cạnh người anh em đồng bào đang phải khổ sở với những sự lột trần đến tận nhữn gì còn lại để mong tìm được sự tồn tại.

Trước việc chính quyền ký kết những văn bản phân định biên giới mà lãnh thổ cứ bị nhường dần cho ngoại bang. Tôi cũng có thể chọn lựa im lặng! Nhưng liệu sự im lặng này có làm cho anh linh của những anh hùng "vị quốc vong thân " ngậm cười nơi chín suối, khi chính máu thịt họ đổ xuống trên tùng tấc đất, khi chính sự sống của họ đành mất để giữ lại di sản tiên tổ, lại trao tay quá dễ dàng, quá rẻ cho lòng tham quyền cố vị của một nhóm, một đảng phái ???

Trước những bất công xã hội, tôi cũng vẫn có thể chọn lựa sự im lặng, như một sự "không chống đối, cũng không đồng ý ", chỉ là không muốn dính vào. Chọn lựa này hoàn toàn có cơ sở, ít là số đông người ta vẫn chọn lựa! Nhưng nếu tôi đặt mình vào những nạn nhân của xã hội, của những bất công, phải chăng tôi cũng cầu mong và chờ đợi một sự an ủi, một sự "dám nói, dám đứng " về phía những người thấp cổ bé miệng trong xã hội. Và nếu không có một nơi nương tựa, phải chăng những nạn nhân ấy chỉ còn nhận được một sự cô độc, tuyệt vọng đôi khi đến từ sự bàng quan của những người chung quanh.

Tôi không phủ nhận những tiến bộ, những công việc làm hữu hiệu và nghiêm túc của những viên chức tốt, của chính quyền. Nhưng tôi không chọn lựa tán dương ca tụng với những mỹ từ hoá "đỉnh cao trí tuệ, quang vinh muôn năm, là vinh quang, là nhân bản " , vì điều này đã được hệ thống truyền thông của Đảng và Nhà Nước làm việc hết công suất (mà có lần tôi đã sánh ví như cái bang phái giang hồ Tinh Tú trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung). Tôi chọn nói, chọn viết những gì mà báo chí "theo lề phải " không được phép đề cập. Điều này không phải để thoả mãn cái quyền được nói, được nhận định, được phê bình, nhưng là để thể hiện sự chọn lựa, chọn lựa sống cho SỰ THẬT. Đôi khi tôi biết, vì chọn lựa này, tôi đã có những suy nghĩ, đôi khi, mình đi ngược dòng, mình cô độc, thậm chí có người sánh ví "dã tràng se cát "!? Nhưng Sự thật luôn có nhữn glý do để người ta dám tin và dám bước đi.

Tôi tin sẽ càng ngày, nhiều người nhận ra sự thật của những sai trái về ý thức hệ xã hội, với những định đề quái gở đến độ khắc nghiệt của nó.

Tôi tin vào sự thật, vào thiện chí của những người tiến bộ.

Tôi tin vào lòng ái quốc của những người dân yêu nước mà họ đang chờ đợi có những tiếng nói phản biện để tìm đến một sức mạnh hợp quần cho sự hưng thịnh của tổ quốc.

Khi mùa xuân đến, cũng là lúc để ước vọng cho những điều tốt đẹp. Tôi tin sẽ đến một ngày, mùa xuân thực sự sẽ đến cho dân tộc Việt Nam.

Monday 12 January 2009

NẶNG LÒNG

Đọc trên Vnexpress thấy đưa tin công an phát hiện khoảng 120 cô gái Việt xếp hàng cho 4 người đàn ông Hàn quốc xem xét để chọn làm vợ. Có lẽ đây chỉ là một vụ được phát hiện trong số những vụ "xem hàng, bán gả " mà công an phát hiện được. Báo chí chỉ đơn thuần đưa tin như việc phát hiện một sự vi phạm pháp luật : sự việc diễn ra ở đâu, bị công an phát hiện thế nào, ai cầm đầu đường dây .v.v.

Tuy nhiên, thông điệp ẩn chứa sau điều này thì không hề đơn giản như những dòng tin vắn của báo chí.

1. Các thiếu nữ Việt này chấp nhận bị xem như một món hàng để được mua.

Báo chí có nói đến giá mà những người đàn ông Hàn quốc phải trả cho các công ty môi giới để có thể kiếm được một người vợ. Một cuộc hôn nhân được định giá bằng giá trị vật chất. Các cô gái chấp nhận cuộc hôn nhân này để được nhận một số tiền chỉ khoảng trên dưới 600 USD. Điều lạ lùng là dù có nhiều thông tin về những rủi ro và bất hạnh ở phía trước, nhưng các cô vẫn chấp nhận và mong muốn có được những cuộc hôn nhân này. Khi người ta chấp nhận trở thành một món hàng, thì nhân phẩm cũng bị tước đoạt theo những đồng tiền đã bỏ ra mua họ. Người ta có thể nói đến sự nghèo nàn, như nguyên nhân của thảm trạng này, nhưng có lẽ, họ quên mất một điều, đó là trong suy nghĩ của những thiếu nữ này, họ đã đánh mất ý thức về nhân phẩm. Họ mất ý thức về cái gọi là "con người ", để dám chấp nhận được mua bán như một món hàng. Trách họ, hay trách chính xã hội đã tạo ra suy nghĩ này. Khi người ta không còn ý thức mình là một con người, mọi thứ đều có thể xảy ra!

2. Các thiếu nữ này không còn một sự chọn lựa ?

Thu nhập của một công nhân ở mức trung bình là 1 triệu đồng/ tháng. Với số lương này, trước đây họ có thể xoay sở để qua ngày. Nhưng với sự lạm phát có thể đến 30%, thì cuộc sống giống như đi vào ngõ cụt. Với các thiếu nữ ở những vùng quê nghèo, thì số phận còn khó khăn hơn. Sự nghèo đói không cho phép họ đến trường, vì vậy, lối vào đời cũng chẳng có nhiều chọn lựa. Một đàng họ, các thiếu nữ, đứng trước sự khó khăn khi phải kiếm sống, đàng khác, có những người tán tận lương tâm, và lại xuất hiện những gã đàn ông có tiền cần những nhu cầu xác thịt, tất cả tạo thành một công thức, một guồng máy mà kết quả, sản phẩm là tình trạng đánh mất ý thức về giá trị nhân phẩm, tự đồng hoá mình như một món hàng.

3. Nước mắt có còn để chảy ???

Một cảm giác xót xa, tủi hờn vì những người chị em của mình bị rẻ rúng ; một sự bất nhẫn trước những người đồng vì lợi nhuận mà đem chính những đồng bào của mình dâng cho người nước ngoài để nhận những đồng tiền tanh mùi máu và dơ bẩn, uất ức trước những người ngoại quốc đến VIỆT NAM để chọn mua vợ, suốt cả đời, họ cũng chỉ là những con đực đi tìm chỗ thoả mãn dục vọng không hơn không kém, cái gọi là TÌNH YÊU sẽ chẳng bao giờ đến với họ, lẽ đơn giản, chỉ vì họ mua một thân xác của những con người đã đánh mất ý thức về nhân phẩm, chứ không phải là những người đến với nhau vì tình yêu.

4. Vì sao ?

Nguyên nhân sâu xa hơn nằm ở hoàn cảnh xã hội : Nghèo đói, tham nhũng, dốt nát, ý thức hệ ... là những nguyên nhân của hiện trạng này. Mình vẫn nhớ lời thầy giáo dạy chính trị, khi trình bày về CN TB, họ nói, đó là một xã hội người bóc lột người, lấy sự phát triển dựa trên giá trị thặng dư lao động, và con đẻ của nó là những tệ nạn xã hội. Vậy mà sau gần 33 năm mãi mê xây dựng thiên đường XHCN, thì những tệ nạn này lại nhiều hơn. Viễn cảnh nào cho thiên đường XHCN ở VIỆT NAM đây ???

PS : Bài báo này trên Vnexpress của năm cũ (2008). Hình như vào cuối năm có thêm mấy vụ "coi mắt = coi mặt, coi người " này nữa. Và hình như là Việt Nam đang có dự án thành lập các văn phòng kết hôn chính thức để tránh việc những cá nhân lợi dụng tình trạng hôn nhân với người ngoại quốc để trục lợi. "Món hàng " được chính quyền bảo hộ chăng ???

Saturday 10 January 2009

Điều 1 : YÊU TỔ QUỐC, YÊU ĐỒNG BÀO !


Mấy ngày nay miên man với những tài liệu, sách vở, tạm gác những việc khác để chỉ tập trung cho những ngày thi. Vậy mà cũng không thể yên được, hình như có điều gì đó quấy động tận sâu thẳm trong trái tim vốn nhạy cảm của mình. Mà cũng phải thôi, khi người ta bị đặt đối diện với những câu trả lời, với những chọn lựa về nhân cách, về đạo đức của mình, người ta không thể thờ ơ.

Có cái gì đó nghèn nghẹn trong tâm thức, nó không thể bật khóc thành lời, một phần vì hỗ thẹn, mình đã không đủ mạnh để giữ lấy những di sản của tổ tiên. Cứ xót xa nhìn Trung Hoa gặm nhắm từng phần đất của cha ông, mà thấy như từng phần cơ thể bị dứt ra. Cúi gầm mặt xuống, vì sợ ngẩng đầu lên, sẽ thấy ánh mắt của bao anh linh chiến sĩ đã ngã xuống từ cái thuở mang gươm đi mở nước, họ đã đổ máu và dùng chính mạng sống để đánh đổi lấy từng tấc đất cho thế hệ mai sau, vậy mà giờ đây, nó mất đi quá dễ dàng. Ánh mắt đó chắc là xót xa, thậm chí khinh bỉ, vì họ không ngờ những giá trị của một ý niệm "tổ quốc, lãnh thổ, quê hương " mà họ không tiếc đời gìn giữ, nâng niu, quý trọng, giờ chỉ là những tiếng nói sáo rỗng, giáo điều. Nó nhẹ lắm, như những cánh lá, một cái phất tay nhẹ nhu cơn gió thoảng, người Trung Hoa có thể thâu tóm vào tài sản của họ.

Tôi sợ ánh mắt của những anh hùng chiến sĩ, và tôi sợ cho cả chính tương lai của tôi. Muốn hét một tiếng để nói rằng, ta không hèn nhát, ta vẫn quý trọng đất của tổ tiên, muốn hét vào mặt kẻ cướp đất, nhưng giọng sao nghẹn ngào... Vì quan quyền, "những bậc phụ mẫu chi dân ", bảo rằng làm như thế là phản động, là vi phạm pháp luật...Tôi sợ, vì những ý niệm chính nghĩa, bị nhìn nhận là phi nghĩa. Yêu nước, lại trở thành kẻ phản bội. Chính quyền đã cho mình cái quyền đứng trên nguyện vọng của nhân dân? Đã tự cho mình cái quyền định đoạt đúng sai theo suy nghĩ chủ quan của họ ? Hay là chính ta đã chẳng thể nào còn tự do để tìm một câu trả lời, một tiếng nói theo trái tim và khối óc của mình.

Khi cái ý niệm chính nghĩa bị loại trừ, tức là người ta đang lo sợ. Chính lo sợ làm người ta vũng vẫy, cố mình bám vào cái phi nghĩa của họ để tồn tại! Mặc nhiên, họ dựng lên một trận chiến. Và chắc chắn, cái kết thúc là sự vinh thắng của chính nghĩa. Chắc chắn, dù người ta sẽ phải hy sinh, phải đổ máu.

Lịch sử sẽ được viết lại! Và bên cạnh những Trần Ích Tắc, sẽ có thêm những tên tuổi đã can tâm vì lợi ích cá nhân đã thoả hiệp và đánh đổi di sản xương máu của bao thế hệ cha ông tô tiên. Những lợi ích kinh tế sẽ chỉ tồn tại ở đời này (và chưa hẳn có thể kéo dài đến đời con, đời cháu), nhưng vết nhơ lịch sử thì sẽ trường tồn mãi với sự hiện hữu và tồn tại của một dân tộc.

Ngày mai tôi sẽ đi bên cạnh những bạn bè tôi, để hét lên những tiếng chính nghĩa. Có thể tôi sẽ là nạn nhân của một cuộc đàn áp, dù những người của chính quyền vô tình hay cố ý làm thế, tôi cũng sẽ không căm ghét họ. Vì tôi biết, họ cũng chỉ là những người thừa hành công lệnh, và họ cũng là đồng bào, máu thịt của tổ quốc tôi. Tôi muốn để lòng căm thù cho kẻ cướp nước.

Tôi không muốn đánh mất một cơ hội để nói rằng tôi yêu nước. Vì có thể, sẽ chẳng bao giờ có thể nói được nữa.

Ngày mai...

Ngày mai...

Tôi sẽ đi với bạn bè, với những người yêu nước, và cả với vong linh của những anh hùng tử sĩ nữa.

Friday 9 January 2009

CQ VIỆT NAM CÓ NHƯỢNG ĐẤT CHO TRUNG QUỐC ?

Có một bài viết trên vietnamexodus ở đây mà HMT xin mạn phép đưa về blog. Hy vọng những anh em an ninh theo dõi blog này có cơ hội đọc và kiểm chứng. Nhờ đó anh em biết được mình đang phục vụ ai : nhân dân, tổ quốc hay những người đã vì lợi ích cá nhân mà đánh mất lương tri và chủ quyền của dân tộc.

Nếu Cộng Sản Việt Nam Không Đâng Đất Cho Trung Quốc Thì Giải Thích Làm Sao Về Các Tài Liệu Này?







Trong cuộc chiến tranh biên giới lần thứ nhất giữa Trung Cộng và cộng sản Việt Nam xãy ra vào năm 1979 thì cộng sản Việt Nam cho ấn hành hai tài liệu rất quan trọng: 1/ cuốn Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam - Trung Quốc - Trong 30 Năm Qua và 2/ cuốn Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam Trung Quốc. Cả hai cuốn này đều do nhà Xuất Bản Sự Thật ấn hành vào năm 1979.

Vào cuối tháng 12-2008, cộng sản Việt Nam và Trung Cộng đã hòan thành việc cấm mốc biên giới giữa hai bên. Vũ Dũng - thứ trưởng ngọai giao đã trả lời phỏng vấn báo điện tử VietnamNet.com.vn rằng không có chuyện mất đất cho Trung Quốc như các mạng internet nước ngọai xuyên tạc http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/01/821718/


Ở đây chúng tôi nêu lên hai câu hỏi cho Vũ Dũng và cộng sản Việt Nam về vấn đề Thác Bản Giốc và Ải Nam Quan dựa vào tài liệu mà CSVN đã in vào năm 1979 - trích từ cuốn Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam Trung Quốc; cùng với câu trả lời của Vũ Dũng.

Trả lời báo điện tử VietnamNet về Thác Bản Giốc, Vũ Dũng nói: "Về khu vực Thác Bản Giốc: Thác Bản Giốc gồm 2 phần: phần thác phụ và phần thác chính. Phần thác phụ hoàn toàn thuộc phía VN, còn phần thác chính đổ thẳng xuống sông Quây Sơn là sông chung biên giới. Theo Hiệp ước 1999, đường biên giới sẽ được xác định theo nguyên tắc trung tuyến dòng chảy chính. Tại vòng họp này , ta và Trung Quốc đã thoả thuận đường đường biên giới đi từ mốc 53 cũ, qua cồn Pò Thoong, đến điểm giữa của mặt thác chính và sau đó dòng chảy chính trên sông Quây Sơn. Ta và Trung Quốc cũng nhất trí sẽ cùng hợp tác để phát triển tiềm năng du lịch, kinh tế tại khu vực thác Bản Giốc."


Vũ Dũng và cộng sản Việt Nam giải thích thế nào về tài liệu do chính cộng sản Việt Nam viết từ năm 1979 trong cuốn Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam Trung Quốc sau đây:






Trang 11 có đoạn ghi như sau : “ Tại khu vực mốc 53( xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh đã công nhận sự thật đó

Thác Bản Giốc trước kia là hoàn toàn của Việt Nam, nhưng tại sao hiện nay chính quyền cộng sản Việt Nam lại phịa ra 1 đường biên giới chạy qua thác????

Về vấn đề Ải Nam Quan, Vũ Dũng trả lời báo Vietnamnet như sau: Về khu vực Hữu nghị quan: Theo các tài liệu lịch sử đang được lưu giữ, Trấn Nam Quan hay còn gọi là Ải Nam Quan đều nằm bên phía Trung Quốc, đường biên giới nằm phía nam Trấn Nam Quan. Theo “Đại Nam Nhất thống chí” , Trấn Nam Quan được xây dựng từ thời nhà Minh; sau đó, đời Nhà Thanh cho tu bổ lại vào năm 1726. Dấu tích lịch sử quan trọng của khu vực cửa khẩu Hữu nghị là mốc 19 cũ do Pháp Thanh cắm năm 1894. Vừa qua ta và Trung Quốc đã tiến hành cắm mốc 1117 trùng với vị trí mốc 19 cũ, đường biên giới đi qua Km số 0, mốc 19 cũ đến điểm cách điểm nối ray hiện tại 148m. Như vậy có thể khẳng định đường biên giới tại cửa khẩu Hữu nghị vừa được PGCM là phù hợp với lịch sử và thực tiễn quản lý ở khu vực này.


Trong khi đó thì tài liệu của chính cộng sản Việt Nam viết năm 1979 trong cuốn Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam Trung Quốc trang thứ 10 như sau:





Nguyên văn trích đoạn trang 10: Cũng tại khu vực này, phía TQ ủi nát mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Nam Quan 100m, trên đường quốc lộ để xóa vết tích đường biên giới lịch sử(theo Hiệp ĐỊnh Pháp Thanh-caubengaytho), rồi đặt cột km 0 đường bộ sâu vào lãnh thổ VN trên 100m, coi đó là đường quốc giới giữa hai nước ở khu vực này.”


Về việc cột mốc số 0, cộng sản Việt Nam nhìn nhận là Trung Cộng đã lấn qua Việt Nam 100m từ năm 1955, nay Vũ Dũng và cộng sản Việt Nam nói rằng đường biên giới tại Ải Nam Quan đi qua cột mốc này - tức là cộng sản Việt Nam đã hợp thức hóa việc Trung Cộng lấn Ải Nam Quan qua biên giới Việt Nam 100m!!!!!


Nếu không "mất đất" thì là gì đây Vũ Dũng và cộng sản Việt Nam!!!!!

Tiếp theo là một số trích đọan từ cuốn sách nói trên do đính cộng sản Việt Nam phát hành năm 1979

Thursday 8 January 2009

TRINH KHIẾT !

Đầu tuần, trời đổ tuyết!

Thc dy và vn như thói quen, m ca s đ đón mt lung khí mát lnh như sinh khí ca ngày mi, tôi ngc nhiên và thích thú khi nhìn thy nhng bông tuyết đang rơi. Tuyết bay nhè nh, ph xung ph. Tt c bng tr nên tht thun khiết khi khoác lên mình mt chiếc áo trng mi khôi nguyên. T ca s nhìn xung vườn, tuyết đã ph trng.

Photobucket

Theo mt người bn sng nơi đây lâu năm thì cnh tuyết ph trng Paris li hiếm hoi xut hin k t ln cui gn 20 năm. Đã tng nghe, tng nhìn thy nhng bc hình rng cây, công viên ph tuyết trng, nhưng ln đu tiên được chng kiến cnh tượng này, nhng cm xúc v mt không gian trinh sch bng trào dâng! Thích ghê luôn.

Màu tuyết trắng gợi lên những gì tinh tuyền trong sáng và trinh khiết nhất. Nó ẩn chứa một thứ hấp lực tinh thần làm người ta nghĩ đến một khởi nguồn vẹn tuyền của vũ trụ, của lịch sử con người "nhân chi sơ tính bản thiện ", cái tình trạng khởi nguồn mà torng Bible nói là "mọi sự đều tốt đẹp ".

Photobucket

Ngi nhìn tuyết, t nhiên nh đến bài "tuyết trng " ca có nhc sĩ Trn Thiên Thanh, khi ông mô t và thi v hoá nhng áng mây trng như vùng tuyết trong ngn mà nhng nhng chàng phi công hào hoa đang chìm dn vào.

"Ngã nghiêng vút cao, mây tri xếp thành mt vùng tuyết trng ngn! Tuyết ơi xin nhum trng trong tâm hn em gái nh tôi thương "

Photobucket

Bng bên tai nghe ai đó đang ngân ngư giai điu êm đm ca "tombe la neige ". Âm điu nh nhàng thanh thoát ca giòng nhc chm rãi rơi xung như nhng bông tuyết đang nh th mình vào không gian. Ti đó li có dp đi ra ngoài, khi v đã gn sang ngày mi, đi lang thang gia tri tuyết, màu trng ca nhng bãi tuyết ánh lên v sáng tht huyn hoc dưới ánh đèn vàng du. T nhiên mình cũng lẩm bm : "Tombe la neige ! Tu ne viendras pas ce soir. Tombe la neige, Et mon cœur s'habille de noir. Ce soyeux cortège. Tout en larmes blanches, L'oiseau sur la branche, Pleure le sortilège

Wednesday 7 January 2009

TẠI SAO "DẬP LIỄU VÙI HOA " ?

Hà Nội đón năm mới 2009 với cú shock vì thái độ cư xử của người dân thủ đô trong với lễ hội Hoa. Báo chí được dịp mổ xẻ bình luận cảnh "dập liễu vùi hoa " từ nhiều góc độ : xã hội, giáo dục ... Người ta nói đến những nguyên nhân, từ việc phân tích trình độ dân trí yếu kém của người thưởng ngoạn, cho đến khâu sắp xếp thiếu hợp lý của ban tổ chức ; đây đó còn chỉ ra thêm nguyên nhân gián tiếp của hiện tượng này là việc "nông thôn hoá " thủ đô diễn ra nhanh chóng do dân nhập cư cũng như việc sáp nhập làm "nở phình " Hà nội mới đây.

Không th ph nhn tính hu lý ca nhng phân tích đó, vì thc s, chúng là nhng b ni mà người ta có th d dàng nhn ra. Và nhng li ng x kia là mt bng chng hùng hn, như th mi liên h mt thiết ca nguyên lý "nhân - qu", đ chng minh. Tuy nhiên, hình như s chưa đ, nếu người ta không dám nhìn nhn mt nguyên nhân nn tng hơn, khi tìm câu trả lời cho vấn nạn : ý thức hệ nào đã đưa đến tình trạng khiếm khuyết trầm trọng về nhân cách và mất đi ý thức về tôn trọng những giá trị chung. Đi tìm câu trả lời cho điều này, người ta có thể chạm đến mt nguyên nhân mà đã ăn sâu trong tm nhn thc ca ý thc hnh hướng XHCN", như mt th c di, gp được mnh đt tt, thì mc nhanh, lan rng và bám r vào thâm căn kiết đế ca cái gi là "ging người " này (xin li, nói điu này vì vi Ch nghĩa duy vt mà người cng sn xem như tín điu, con người ch là mt ging loài ca "đng vt cp cao ", có h hàng gn vi vượn người - không hơn không kém).

Mt trong nhng đnh đ ch yếu ca xã hi theo khuynh hướng CNXH là xóa b quyn tư hu. Cái khái niệm về tư hữu và chủ quyền đã bị thay thế bằng ý niệm "quốc hữu hoá " hay "của công ". Vấn đề là những ý niệm này đã bị "tha hoá " do chính thực tế xã hội hôm nay, để trở thành một ý niệm mơ hồ : làm chủ tập thể = ai cũng có quyền nhưng không ai chịu trách nhiệm cá nhân. Khi không còn khái niệm tôn trọng quyền tư hữu, tình trạng xà xẻo, chụp giựt đã có đất để sống. Của cải, vật chất lúc này giống như một cái bánh thật to, thật ngon trước mặt một bầy đàn và kẻ nào nhanh chân mạnh tay có thể giành được cho riêng mình miếng ngon mà không cần đến khái niệm công bình hay tôn trọng tài sản của người khác. Ý niệm xấu hổ theo đó cũng dần mất đi để đưa đến cảnh chụp giựt kiểu "trâu chậm uống nước đục " theo một nghĩa "đen đúa " nhất.

Hệ quả của điều này giờ đã trở thành một "tính chất đặc trưng " của xã hội, mà con đẻ của nó là hiện tượng tham nhũng, xâm hại của công. Rất tự nhiên, hình thành trong tư duy người dân một ý niệm rất thực : Người ta không còn coi việc lấy trộm tài sản công là một điều đáng xấu hổ, mà đứa đáng xấu hổ là đứa đã "ăn vụng không khéo " hay "không biết chùi mép ". Thậm chí, trước những thứ của công, nếu mình không có thể chụp giựt được, thì xem ra là một thiệt thòi, thua kém và xui xẻo. Nếu tham nhũng lan tràn từ cấp to đến cấp nhỏ, xuất hiện trong mọi môi trường của xã hội, từ phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế ... thì chứng tỏ hậu quả của ý thức hệ triệt tiêu quyền tư hữu đã để lại những chứng bệnh trầm kha, mà để chữa trị chỉ còn con đường duy nhất là cắt bỏ khối ung nhọt này.

Bản tính con người vốn tham lam. Người ta vẫn dùng một thành ngữ "lòng tham không đáy " ; "được voi đòi tiên " để diễn tả bản tính này. Một định hướng giáo dục tốt phải đề cao sự tôn trọng những giá trị riêng tư của mỗi người, mỗi tập thể và giảm thiểu tối đa những cơ hội vi phạm quyền tư hữu và xâm phạm của công bằng hệ thống kiểm soát từ nhiều phía. Định hướng giáo dục tốt này còn phải được thể hiện và khuyến khích bởi một ý thức xã hội đề cao quyền tư hữu, quyền làm chủ cá nhân trên những giá trị vật chất và tinh thần, đặc biệt là đời sống thanh liêm của những quan chức chính phủ, của những người lãnh lấy trách nhiệm quản lý xã hội. Xem ra, để đi đến một ngày người dân biết tôn trọng tài sản riêng của người khác, hay của tập thể khác, vẫn còn là con đường quá dài cho xã hội Việt nam, nơi mà ý thức hệ XHCN đã xoá bỏ quyền tư hữu, và nạn tham nhũng đã trở thành "quốc nạn "!

Đứa bé hôm nay được cha mẹ khuyến khích khi nó lấy một bông hoa, một lồng đèn ; mai này, nó sẽ phải chúng tỏ thực tài nhiều hơn khi đảm nhận những chức vụ trong xã hội : tham nhũng có nguồn gốc sâu xa là ở đây!

Saturday 3 January 2009

CÔNG DANH

Khi thấy một người thành đạt trong công việc làm ăn, họ khẳng định đẳng cấp xã hội của mình bằng những tài sản sở hữu, người ta bảo : Ông ấy thành công.

Khi có người vượt qua kỳ thi khó khăn, và lãnh nhn được nhng bng cp. Dân gian cũng vn thường nói : họ thành công.

Xây được mt ngôi nhà, tu được mt chiếc xe mi, người ta d dàng đánh giá và coi đó như là thành công.

Xem ra, trong xã hi vn quen đánh giá con người qua nhng gì h s hu, thành công vn thường b đng hoá vi giá tr tài sn mà con người có được. Tài sn càng nhiu, con đường làm giàu càng thênh thang, thành công dường như càng được khng đnh. Mà đã thành công, thì như mt h lun tt yếu, h phải khng đnh chính mình và muốn được mi người tôn trng. Tiếng nói ca h cũng muốn phải có giá tr hơn : ông bà mình đã chẳng tổng kết điều ấy bằng một câu ngạn ngữ : "ming nhà quan có gang có thép" là gì.

Và mt trái ca vn đ này, là mt hin tượng làm giàu bt chp mi th đon. Người ta chng kiến nhan nhn hàng ngày vic xut hin nhng th đon mi đ có th kiếm được li nhun ti đa, bt chp sc kho, sinh mng ca người khác. Bên cnh đó, s tham nhũng, hi l, bin th công qu, tài sn chung đ tư li, là mt trong nhng cách thc h mun đt được cái là thành công.

Hình như người ta quên rng, có nhng thành công không th đong đo bng nhng giá tr vt cht. Anh bn cùng trường luôn chăm ch làm vic, nhng kiến thc anh th đc không bng quay cóp, mà là vn liếng tht s ca nhng đêm thc khuya, mit mài hc tp. Tri qua kỳ thi, kết qu anh không thuc loi xut sc như nhng thí sinh quay bài, nhưng vi tôi, anh y thc s là người thành công.

Mt ông b cm ci bên chiếc xích lô đ nuôi người con đi hc. Mi ngày, ông dè sn trong s tin đánh đi bng nhng lúc cong rạp mình đp xe đ nuôi con hc đi hc. Vi tôi, ông y thành công hơn là mt công chc tham nhũng đ có th ăn chơi mt đêm vài triu.

Người m vi gánh hàng rong, có th nuôi sng gia đình, dù ch là nhng ba cơm rau đm bc, bà vn là người thành công hơn nhng v áp phe, hay nhng người buôn bán ma tuý.

Mt người bnh tt cam đm chng chi vi s phn, nhng gì anh làm được, dù là bước đi nhng bước xiêu vo, khó khăn, hay nói được mt câu ch vuông tròn, anh ta đã là người thành công, hơn là nhng con người thau đêm sut sáng phung phí sc kho bi nhng cuc chơi...

Vn nh li ni thường dn con cháu mi dp hp mt ngày gi k, hay lúc xum vy khi xuân v :" Thành công không phi làm làm được vic này, vic kia, nhưng là không h thn vi chính mình vì đã làm vic vi tt c trách nhim và lương tâm ".

Ni à, cho đến lúc này, xét theo tiêu chun ca người đi, con vn chưa thành công. Vic hc vn còn d dang, tài sn thì ch vn vn sách v, và có th t nuôi sng mình đ tiếp tc vic hc. Con không thành công thc s, nhưng con biết, con đã làm vic vi s c gng và vi lương tâm ca mình!

(viết trong ngày gi ni)