Saturday 12 December 2009

VỘI !

1. Điều đầu tiên phải thú nhận là thời gian vừa qua lười quá. Dĩ nhiên cũng bận bịu nhiều, nhưng lười vẫn là chứng "mãn tính", vì vậy cũng ít giờ vào blog thăm bạn bè, và quyết tâm quét nhà dọn cỏ thì cũng chỉ là "chót lưỡi đầu môi". Chợt ngẫm, cố tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu có nói một câu mà người ta thường trích dẫn "Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn những việc CS làm ". Câu này coi bộ cũng có thể áp dụng cho những trường hợp "nói mà chưa làm " như mình. Đôi khi, dù khác nhau trong ý thức thức hệ, nhưng người ta lại đôi lần rất giống nhau trong cách hành xử.

 

2. Sắp đến Noel rồi, chính xác là còn đúng 13 ngày. Đường phố đã trang hòang rất lộng lẫy để đón Giáng Sinh và Năm mới. Cái lạnh cắt da không ngăn đuợc dòng người đổ xô xuống phố để mua sắm cho dịp cuối năm. Mà cũng phải, Giáng Sinh trước hết là một niềm vui, là một "tin vui cho tòan dân " ; và Hài Nhi Giêsu cũng là một quà tặng vì "Thiên Chúa đã quá yêu thế gian, đến nỗi ban tặng Con Một ". Chỉ có điều, đôi khi yếu tốt lễ hội và thương mại, đã làm mai một ý nghĩa nguyên tuyền của ngày lễ Giáng Sinh. Thực tế cho thấy, những tâm tình tôn giáo không được nói nhiều trong những dịp như thế. Đôi khi, chợt nhớ nôn nao cái họ đạo nghèo nơi miền quê Việt Nam của mình, ở đó, chỉ có một bầu khí linh thiêng và sốt sắng khi dự lễ Giáng Sinh.

 

3. Những bài nhạc Giáng Sinh lại có dịp được nghe lại. Thanh âm êm đềm gợi lên những hình ảnh lầu chuông, tà áo dài thướt tha trên đường đi lễ, rồi những Noel thời chinh chiến, lồng vào đó những cuộc chia ly để rồi "cứ bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian, bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu " (Nguyễn Vũ - Bài thánh ca buồn), lại gây lên những xúc cảm. Những Giáng Sinh của kỷ niệm rất êm đềm và rất thơ của ngày xưa chợt ùa về làm sống lại một vùng ký ức xa vời. Cũng phải thôi, đã bao nhiêu năm rồi, giờ những khuôn mặt thân quen của quá khứ, đôi khi đã quá nhạt nhòa trong hiện tại.

 

4. Cuối năm, người ta lo tổng kết tất niên để định giá bước tiến hay lùi của cá nhân, tập thể. Hình như ở Việt Nam, những hình thức tổng kết này đang là thời điểm nở rộ. Dù chưa có đầy đủ những thông tin, nhưng những gì đang diễn ra, cho thấy một mặt trái của đất nước : khỏang cách giàu nghèo đã quá chênh lệch, số nghèo một ngày một tăng. Hình như đâu đó đã có một tổng kết, trong thời gian một học kỳ vừa qua, có khỏang 27.000 học sinh đã bỏ học. Con số này có gợi lên điều gì trong bạn, trong tôi... Học sinh bỏ học, vì chương trình quá khó, hay vì đời sống quá khó khăn không còn đủ điều kiện để theo đuổi việc học... Một thóang buồn trong mắt.

 

5. Chợt nhớ đến câu chuyện nàng Pando trong thần thọai Hy lạp. Con người đã mất mát rất nhiều, chỉ còn sót lại cho mình một hạt giống "Hy Vọng".

 

 

Thursday 19 November 2009

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC YÊU NƯỚC THÀNH "DIỄN TIẾN HÒA BÌNH "

Lts : Lang thang, thấy bài trên vietcatholic của Thương Phong nên "diễn tiến hòa bình" mang về nhà luôn. Post lên cho nhà đở trống trải, và cũng để rộng đường dư luận cho bà con. Chúc mọi người vui.

 

Trung Quốc ngang ngược quyết định thành lập đơn vị hành chính ở quần đảo Hoàng Sa. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa lại lên tiếng phản đối yếu ớt bằng một lời lẽ hết sức ngoại giao rằng như thế là “vi phạm chủ quyền Việt Nam”.

 

Phía Việt Nam cho rằng hành động này của Trung Quốc là “không có lợi cho quá trình đàm phán, tìm kiếm biện pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề trên biển giứa hai nước”

 

Việt Nam khẳng định quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Quốc đang chiếm giữ và vừa tuyên bố thành lập đơn vị hành chính uỷ ban thôn đảo Vĩnh Hưng và Triệu Thuật là thuộc chủ quyền Việt Nam. Việt Nam mong muốn được giải quyết hoà bình theo luật biển quốc tế.

 

Quyết định của Trung Quốc ban hành ngay khi tổng thống Mỹ vừa kết thúc chuyến thăm và làm việc tốt đẹp với họ.

 

Các cá nhân quan chức cao cấp nhất trong lãnh đạo Việt Nam trước sau như một, chưa cá nhân nào bày tỏ rõ chính kiến về chủ quyền, lãnh thổ đất nước trước những sự xâm phạm của Trung Quốc. Trái lại từ tổng bí thư đến thủ tướng và các uỷ viên Bộ Chính Trị đều bày tỏ quan hệ ngoại giao giữa hai nước là “hoàn toàn tốt đẹp, bền vững muôn đời”.

 
Bởi vậy hành vi xâm chiếm, bắn giết và chiếm giữ ngang ngược của chính quyền Trung Quốc với lãnh thổ Việt Nam được gọi nhẹ nhàng là “vi phạm chủ quyền’’. Một hành đồng xâm lược ngang nhiên đã bị nhẹ nhàng hoá, đơn giản như việc tranh chấp nhỏ giữa hai địa phương của hai nước.

 
Sở dĩ nhà cầm quyền Việt Nam không muốn tỏ ra mạnh mẽ trước hành động của Trung Quốc là do nhiều yếu tố đưa đến. Những yếu tố này bị chi phối vì những quyền lợi của chính thể Việt Nam, do đó chúng được diễn giải với nhân dân bằng cụm từ “nhạy cảm, tế nhị’’.

 
Trong 4000 năm lịch sử của đất nước và dân tộc Việt Nam, đây là lần đầu tiên và duy nhất một chính thể cầm quyền coi việc ngoại bang xâm chiếm chủ quyền đất nước là việc “tế nhị, nhạy cảm’?’. Những quyền lợi ở đây cụ thể là ghế ngồi trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Đảng Công Sản Việt Nam, những chiếc ghế này được củng cố bởi sự tác động của Trung Quốc. Đó là điều mà tại sao chưa có uỷ viên Bộ Chính Trị Đảng CSVN nào dám khảng khái lên tiếng. Mà sự việc chỉ đẩy cho phát ngôn viên BNG phát lời như một cuộn băng ghi sẵn, một cái máy nói không hơn.

 
Một trong những nguyên nhân nữa là tâm lý của người dân Việt Nam, ít nhiều sự tự trọng về chủ quyền đất nước còn rất thiêng liêng và cao cả. Đặc tính này là do lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành và còn tồn tại đến ngày nay.

 
Nhưng tâm lý cao thượng này của những người Việt Nam yêu nước lại được những nhà cai trị Trung Quốc bóp méo để nhắc nhở, răn đe chính quyền Việt Nam đó là mầm mống của “diễn biến hoà bình’’, có nguy cơ xoá sổ cả chính thể cầm quyền là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trung Quốc còn vạch ra những ý kiến phản đối hành động bạo ngược của Trung Quốc là âm mưu nhằm làm tổn hại quan hệ hai nước, gây chia rẽ và gây cô lập nhằm làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

 
Chính thể cầm quyền tại Việt Nam đã cụ thể hoá lời chỉ bảo của Trung Quốc bằng những hành động trấn áp, bắt bớ những người bày tỏ ý kiến trong vấn đề chủ quyền này bằng những tội danh như “trốn thuế’’ với blogger Điếu Cày, tội “gây rối trật tự công cộng” với những thanh niên, sinh viên tham gia biểu tình phản đối. Tội “tuyên truyền chống phá nhà nước’’ với nhóm 6 người của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vừa bị kết án tù mới đây. Tội “xâm hại lợi ích quốc gia’’ của 3 blogger trẻ vừa qua. Trước đó nữa là bản án dành cho luật sư trẻ Lê Chí Quang người đã lên tiếng về hiểm hoạ xâm lược của Trung Quốc từ rất lâu với bài “Hãy cảnh giác với Bắc Triều”. Loại bỏ trang web của nhà văn Đào Hiếu, sa thải blogger, phóng viên Huy Đức……

 
Phía Trung Quốc đã chơi một ván bài cực kỳ thâm hiểm đẩy những nhà lãnh đạo Việt Nam vào thế khó khăn. Nhượng bộ chủ quyền đất nước hay là phải đối phó với con “ngáo ộp’’ nguy hiểm mà Trung Quốc đã vẽ ra cho lãnh đạo Việt Nam thấy. Con ngáo ộp có tên “diễn biễn hoà bình’’ được Trung Quốc chỉ bảo rằng do thế lực phương Tây đặc biệt là Mỹ đứng đằng sau chủ đạo.

 
Điều khôi hài là trong khi chính quyền Việt Nam đang nỗ lực đối phó với những ý kiến mạnh mẽ khẳng định chủ quyền đất nước của người dân, trước hành vì xâm chiếm của người hữu hảo láng giềng bị gọi là nguy cơ “diễn biến hoà bình do Mỹ giật dây’’ thì Trung Quốc ngồi sẵn ở nhà đợi Mỹ đến đàm phán, mặc cả về những quyền lực phân chia trên thế giới ở một số khu vực.

  
Trung Quốc đã từng đẩy Việt Nam lên tuyến đầu của phe CNXH thử lửa với đế quốc Mỹ trong những năm 60, 70 của thập kỷ trước. Để rồi họ âm thầm tiếp ngoại trưởng Mỹ bắt đầu một mối quan hệ có lợi cho họ, để Trung Quốc âm thầm phát triển trong khi Việt Nam chỉ được cái danh hão tìên đồn của CNXH đánh bại đế quốc.

 
Có lẽ Việt Nam lại lần nữa là tiền đồn trong việc chống và phá tan âm mưu “diễn biến hoà bình của đế quốc Mỹ’’. Và khi nhìn lại, người “anh em” Trung Quốc lúc nào giờ đã thực sự thành một đế quốc tham tàn mang đúng bản chất như cái tên “chủ nghĩa đế quốc mang màu sắc đặc sắc Trung Quốc’’.

  
Giờ đây người Trung Quốc không phải lo lắng trước sự phản ứng của Việt Nam trước sự xâm chiếm của mình. Người Trung Quốc chỉ ung dung dùng kế sách của Tôn Tử là hàng ngày chỉ cho lãnh đạo Việt Nam thấy những nguy cơ của diễn biến hoà bình đang tiềm ẩn bên trong như đất đai của nông dân, tôn giáo, tài nguyên khai thác, những người bất đồng chính kiến, ý kiến của các nhà trí thức, cựu tướng lĩnh quân đội, sinh viên, thanh niên…..để những nhà lãnh đạo Việt Nam có mối bận tâm khác lớn hơn là chủ quyền lãnh hải.

 
Bởi thế, với lực lượng nhân lực và tài lực hùng hậu.Chính quyền Việt Nam vẫn tuyên truyền thành công khiến cho nhiều người dân ngộ nhận những việc làm của một số người Việt Nam yêu nước chân chính là “diễn biến hoà bình’’ là chủ ý của các thế lực thù địch. Và vẫn bị phủ dụ nhẹ nhàng hành động xâm lược của Trung Quốc chỉ là “vi phạm chủ quyền’’ ở mức độ nhỏ không ảnh hưởng đến quan hệ tốt đẹp giữa hai nước “anh em”.

 
Những toan tính quy chụp cho những người dân yêu nước, chỉ vì họ mạnh mẽ đòi hỏi việc xác nhận chủ quyền đất nước của chính quyền Việt Nam là cực kỳ dối trá và trắng trợn, được xây dựng một cách bài bản có hệ thống. Được dựng lên bởi một bộ máy và những lãnh đạo có nghề được đào tạo và rèn luyện kỹ. Khai thác nhiều yếu tố tâm lý của đám đông quần chúng nhân dân từ lâu đã bị chi phối và lệ thuộc vào các phương tiện truyền thông nhà nước.

 
Đặc biệt những tuyên truyền viên của ban tuyên huấn đi tận cùng các ngõ ngách, chị bộ cơ sở địa phương để thuyết giảng những nội dung được hoạch định kỹ càng với chiêu bài “nói chuyện với cơ sở’’. Cách nói chuyện nửa bí mật, nửa công khai như là chia sẻ với cán bộ cấp cơ sở đạt ít nhiều hiệu quả. Người ta dễ dàng thấy những cán bộ hưu trí đi họp chi bộ về, nét mặt quan trọng, khi hỏi đến đầy vẻ hiểu biết nói về quan hệ Việt- Trung, lãnh thổ bằng những luận điệu như “việc chia đất với Trung Quốc rất phức tạp, vì đó là nước lớn, mình phải khéo léo để giành được cái mình muốn. Xu thế bây giờ là đối thoại chứ không đối đầu. Những hành động nóng vội, kêu gào, đòi hỏi là do bọn xấu muốn lợi dụng để khích động bạo loạn, hoặc là do một số người thiếu hiểu biết, thiếu thông tin dẫn đến như vậy…’’

 
Rõ ràng một chiến dịch nhằm bôi nhọ và xuyên tạc những tấm lòng yêu nước đang được phát động một cách tinh vi, sâu rộng trong nhân dân dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng chung quy vẫn là mục đích dập tắt những ý kiến khác chiều, để tập trung tư tưởng của nhân dân một cách tuyệt đối dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, thâu tóm được ý chí và tư tưởng con người là yếu tố hàng đầu để bảo đảm sự tồn vong vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, tính quan trọng sống còn của yếu tố này đã được chính thể Việt Nam nỗ lực hết mình dùng mọi thủ đoạn từ bạo lực đến tuyên truyền.

 
Tinh thần yêu nước là một tinh thần cao thượng, không có cái “đuôi’’ do sự quy chụp, gán ghép nào có thể làm sai lệch. Những mưu toan vì lợi ích cục bộ, lợi ích phe nhóm để vu khống, áp đặt trước sau cũng bị phơi bày bộ mặt giả dối trước lịch sử và dân tộc.

 
Cho dẫu bị những khó khăn, những cáo buộc vu khống, cho dẫu những người dân yêu nước chân chính đã phải sa vào nhà tù do chính thể cầm quyền giăng bẫy như Nguyễn Hoàng Hải tức blogger Điếu Cày….Nhưng với tinh thần yêu nước bất diệt tồn tại hàng nghìn năm, dân tộc Việt Nam không thể nào để cho những luận điệu tuyên truyền lừa bịp dập tắt nhuệ khí hào hùng của ông cha để lại, nhuệ khí của Cáo Bình Ngô, nhuệ khí của Đông A, Bạch Đằng, Vạn Kiếp….
 

 
Đòi hỏi chủ quyền đất nước là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi con dân Việt Nam. Tư tưởng ấy là bất diệt, không kẻ nào dù tinh vi, thâm độc và quyền lực đến đâu có thể xuyên tạc sang ý nghĩa khác được. Sự lừa dối như cái kim trong bao, không sớm thì chiều ắt phải lòi ra. Bằng chứng cho thấy càng ngày càng nhiều những tiếng nói đã cất lên để khẳng định chủ quyền đất nước.

 
Điều ấy nói lên rằng: Không thể nào xuyên tạc tinh thần yêu nước thành những cụm từ xảo trá như “diễn biến hoà bình’ hoặc “âm mưu bạo loạn”...

 
Việc nhà cầm quyền Việt Nam càng hăng say đàn áp những tấm lòng yêu nước, càng quy chụp và trấn áp những tiếng nói yêu nước thương nòi càng chứng minh rõ hơn điều mà lâu nay người dân đã ngờ ngợ: “Chính quyền Việt Nam coi nhẹ sự mất nước, chỉ sợ lo mất Đảng”. Vì Đảng mới đưa lại lợi ích cho những cá nhân chóp bu này bât chấp vận mệnh của dân tộc, của Tổ Quốc.

  
Mọi âm mưu đang nỗ lực để lừa bịp quần chúng nhân dân, lừa bịp cả dân tộc đều sẽ thất bại bởi chúng xuất phát từ động cơ quyền lợi cá nhân, quyền lợi phe nhóm. Những động cơ đê hèn như vậy sớm muộn cũng bị đè bẹp bởi chính nghĩa dân tộc, đất nước. Lịch sử đã chứng minh và ngày nay sẽ tiếp tục minh chứng cho quy luật muôn đời này.
 
Ngày 18/11/2009

Thương Phong

Thursday 29 October 2009

XIN ĐỪNG LỪA DỐI NHÂN DÂN NỮA.

 
Lts : Nói về xã hội Việt Nam, có lẽ luôn là một câu chuyện rất dài.
 
        - Dài, bởi quá nhiều điều cần phải nói ;
       - Dài, bởi chặng đường đi đến một xã hội văn minh, công bằng, dân chủ còn quá xa ;
       - Dài, bởi nghe như tiếng thở não lòng khi nghĩ đến thân phận người Việt nam;
      - Dài, trong nhận thức về xã hội của mọi người...
 
Đọc thấy bài viết của Kami, trên x-cafe, xin mượn đem về đây, để chia sẻ với bạn bè. Mong nó như là một chất liệu, để khơi lên trong lòng mọi người thêm câu hỏi về xã hội của chúng ta.
 
 
Tôi có thói quen giống đa phần cánh đàn ông, hàng ngày ở văn phòng trước giờ làm việc thường tranh thủ lướt qua tin tức trong nước và quốc tế trên mạng, bởi nó là thói quen hàng ngày cũng như uống cà phê sáng vậy, nó cũng là một cái thú bình dân.
 
Hôm nay trong số tin đọc được,  có hai bản tin trên trang vietnamplus.vn của Thông tấn xã Việt Nam (1) và trang matichon.co.th của Thái lan(2) nói về vấn đề liên quan đến vấn đề bảo vệ sức khỏe của những người lãnh đạo quốc gia Việt Nam và Thái lan làm tôi phân vân và suy nghĩ rất nhiều.
 
 
Trên trang Matichon (Thailan) đưa tin Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej 82 tuổi sức khỏe bình phục, chuẩn bị rời khỏi bệnh viện Sirijrath sau một thời gian điều trị bệnh phổi nhiều tuần nay. .
  
Và trên trang của TTX Việt Nam đưa tin "Xây dựng Bệnh viện 108 thành bệnh viện đặc biệt" cho biết tại lễ khánh thành Trung tâm máy gia tốc Cyclotron- 30 MeV, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị "Xây dựng Bệnh viện 108 thành bệnh viện đặc biệt", bài báo có đoạn viết".. Trung tâm máy gia tốc-Cyclotron 30 MeV đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam với số vốn đầu tư 508,9 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA của Chính phủ Vương quốc Bỉ là 13,5 triệu Euro..."
 
Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej tại BV Siijrath


Điều đáng nói ở đây là bệnh viện Sirijrath ở thủ đô Bangkok là một bệnh viện tuyến trên của nhà nước Thái lan tương tự như bệnh viện Bạch mai Hà nội, nơi dành cho tất cả mọi người bệnh nặng do các tuyến dưới (tỉnh thành phố) chuyển lên. Bệnh viện Sirijrath là một bệnh viện cũ, lâu đời, mặt bằng chật hẹp ở trung tâm thủ đô Bangkok tuy có nhiều bác sĩ giỏi hàng đầu của ngành y tế Thái lan, nhưng về trang thiết bị cũng ở mức bình thường như những bệnh viện bình dân khác, không thể so sánh với các bệnh viện tư nhân hiện đại khác ở Thái lan.
 
Ở Việt Nam Bệnh viện quân đội 108 hay tên gọi cũ là Quân y viện 108 nằm cạnh bệnh viện Việt xô là hai bệnh viện đặc biệt, dành riêng cho cán bộ cao cấp dân sự và quân đội của Nhà nước. Cả hai bệnh viện đặc biệt và dành riêng cho cán bộ cao cấp dân sự và quân sự này nằm ở ngã ba đường Trần Hưng Đạo và đường Trần Khánh Dư khu trung tâm Hà nội vốn là Bệnh viện Đồn Thủy thời Pháp rộng rãi khang trang có từ ngày giải phóng thủ đô Hà nội năm 1954 đến ngày nay. 
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung tâm máy gia tốc. (Ảnh:TTXVN)


Ai cũng biết ông Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej  là hoàng đế giàu nhất thế giới với nguồn tài sản ước tính 35 tỉ USD, theo bình chọn được tạp chí Mỹ Forbes công bố ngày 22.8(3), nhà Vua thừa sức xây hàng trăm bệnh viện hiện đại cho cá nhân mình và hoàng tộc. Nhưng ông Vua phong kiến này đã chọn cho mình và yêu cầu các thành viên của hoàng tộc phải chữa trị tại bệnh viện chung dùng cho toàn dân chỉ trừ trường hợp đặc biệt mới được sử dụng các bệnh viện khác. Điều này hoàn toàn không phải do ông Vua Thái lan muốn sử dụng quyền chữa bệnh không mất tiền áp dụng cho 100% công dân Thái lan để tiết kiệm chi phí chữa bệnh. Mà vì ông là người cha của nhân dân và dân tộc Thái lan, ông muốn làm gương cho mọi người.

Ngược lại ở Việt Nam, những "đầy tớ" của nhân dân, họ lại có các bệnh viện dành riêng với các chế độ ưu tiên đặc biệt mà những ông chủ của họ cả đời cũng mơ cũng không được vào chữa trị ở đây, đặc biệt hơn là chi phí cho Trung tâm máy gia tốc-Cyclotron 30 MeV đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam với số vốn đầu tư 508,9 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA của Chính phủ Vương quốc Bỉ là 13,5 triệu Euro.
 
Đừng quên là số tiền này là vốn vay ODA của Vương quốc Bỉ tới 13,5 triệu Euro tương đương với bao nhiêu ngàn tấn thóc? Mà nguyên tắc vay họ thì phải trả. Vậy sau này đến hạn trả nợ sẽ lấy tiền đâu để trả nợ, nếu không phải cách duy nhất là những ông chủ bà chủ nhân dân, những người cả đời không dám mơ tới được bước chân vào những bệnh viện ưu tiên đặc biệt ấy, là người phải móc tiền túi (tiền đóng thuế) để trả nợ cho lũ đầy tớ.
 

Vậy tại sao lại có cái nghịch lý đó?
 

Trong khi mục tiêu của chúng ta là "xây dựng một xã hội công bằng , của dân , do dân và vì dân" với các khẩu hiệu đỏ rợp trời "cán bộ là đầy tớ của nhân dân" hay "cán bộ phải khổ trước dân , sướng sau dân " v.v.. như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng huấn thị cho cán bộ đảng viên rằng "Phải luôn luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải "chí công vô tư" và có tinh thần " lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"(4).
 

Không lẽ những người đầy tớ của nhân dân, những học trò của Chủ tich Hồ Chí Minh họ quên điều đó.
 

Chúng ta không yêu cầu bình đẳng một cách mù quáng, những người cán bộ lãnh đạo, những kẻ có chức có quyền, những kẻ giàu có họ có quyền được hưởng các điều kiện sinh hoạt trên mọi lĩnh vực, ở mọi nơi, mọi chỗ... kể cả trong lĩnh vực y tế, nhưng bọn họ chỉ được sử dụng đặc quyền ấy khi họ tự bỏ tiền túi của cá nhân họ chứ không phải lấy tiền thuế của dân để làm việc đó. Những kẻ lãnh đạo, cậy chức cậy quyền tự cho mình cái đặc quyền dùng tiền thuế mồ hôi nước mắt của toàn thể nhân dân để phục vụ lợi ích cho một nhóm của mình như vậy là bất lương, như vậy là vô đạo đức.
 

So sánh một ông Vua Thái lan với mấy ông vua cộng sản thời nay ở Việt Nam thấy nó khác nhau một trời một vực. Một ông Vua ở Thái lan, họ có thừa quyền lực, có thừa tiền bạc để họ có thể tự cho mình những điều kiện cao cấp nhất, nhưng họ đã không làm như thế, họ đã tự chọn cho mình cuộc sống gần dân. Chính đó là lý do vì sao khi nhà Vua Thái Lan lâm bệnh hàng chục triệu người Thái lo lắng cho ông hơn cả người thân trong gia đình, hàng triệu người trong và ngoài nước đã ký tên trong sổ lưu niệm tại bệnh viện Siijrath nơi nhà Vua nằm điều trị. Và thật cảm động khi thấy cả nước Thái bừng tỉnh và tràn đầy niềm vui trên khuôn mặt mọi người khi được tin vui đức Vua của họ đã khỏi bệnh hiểm nghèo.
  
Sao những người lãnh đạo Việt Nam không hiểu, không biết và không làm được như ông Vua phong kiến lạc hậu ở Thái lan đi?
 

Dẫu những người lãnh dạo Việt Nam họ có ít học, có ít tình yêu thương đồng bào của họ như ông Vua phong kiến kia, thì ít nhất họ còn làm được một điều mà những kẻ có tự trọng và có lương tâm sẽ không bao giờ làm như họ hiện nay đang làm.

Đó là lừa dối những ông chủ của họ bằng các khẩu hiệu đỏ lòe (bịp) treo đầy trên đường phố "Nhà nước của dân, do dân và vì dân".

-------------------
(1)http://www.vietnamplus.vn/Home/Xay-dung-Benh-vien-108-thanh-benh-vien-dac-biet/200910/21815.vnplus
(2)http://www.matichon.co.th/matichon/view_news.php?newsid=01p0101271052&sectionid=0101&selday=2009-10-27
(3)http://www.laodong.com.vn/Home/Vua-Thai-Lan-la-hoang-de-giau-nhat-the-gioi/20088/103482.laodong
(4)Tuyển tập Hồ Chí Minh, ST, 1980, T2, trang 210
 

Wednesday 28 October 2009

ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ

Bài viết cuối cùng đề ngày 29/08, rồi sau đó biền biệt ra đi. Tính ra cho đến hôm nay vừa tròn 2 tháng.

Trở lại, căn nhà đã điều hiu lắm. Mạng nhện giăng đầy, khí lạnh như nặng hơi bởi vắng hơi người. Dấu chân bạn bè dường như cũng thưa thớt, cứ nhìn thấy bụi bám trên sàn, chỉ lác đác vài dấu chân cũng thấy là : nhà hoang. Tự nhiên thấy nao lòng, cảnh xưa thì còn đây, người xưa thì bặt tin âm bóng. Đường xưa lối cũ còn đó, cảnh vật cũng không thay đôi bao nhiêu, chỉ có người. Ừa, đúng là chỉ có hồn người thì khuyết diện. Chính gia chủ cũng biền biệt ra đi cơ mà.

 

Bắt tay dọn dẹp, mà việc đầu tiên là quét bụi và thắp đèn. Cứ thấy ánh đèn, là biết có người ở nhà. Nhìn lại đây đèn, thì thấy bình dầu đã cạn khô. Phải chạy qua nhà chị hàng xóm vay ít dầu...

Mở mấy cánh cửa cho thông thóang. Căn nhà từ lâu đóng kín, mùi ẩm mốc cũng vì thế mà có chỗ tác oai. Trong khi mở cửa đón luồng gió mới, chợt nghĩ bao giờ cuộc đời mình, tổ quốc mình mới có thể đón nhận những luồng sinh khí mới. Nghe bà con nói, giờ hàng Trung Quốc tràn ngập, người Trung Quốc cũng đầy đường, từ nhà ra phố, vào cả trong ngóc ngách của chính quyền Trung ương. Ai đó nói Việt Nam sẽ là  một trong những vùng đặc khu tự trị của Trung Quốc, chắc vì lẽ này. Mong đó chỉ là tin đồn nhảm.

Đó đây những lời hỏi thăm của bạn bè vì lý do gì mà biền biệt. Mọi nguời sẽ ngạc nhiên lắm khi nghe nói rằng do ham chơi. Ừa thì trong thiên hạ, vẫn có những người ham chơi quen cả lối về cơ mà. Thôi thì xin một lời cáo lỗi vì lý do vắng mặt thời gian qua. Mong căn nhà Hoa Mặt Trời lại trở thành ấm áp, mở rộng cửa đón bạn bè dừng chân.

 

 

 

 

 

 

Saturday 29 August 2009

THỊT DA NÀY DÀNH CHO THÙ HẬN ?

Hãy nói dùm tôi, hãy dùm tôi, hãy thở dùng tôi. Thịt da này dành cho thù hận, cho bạo tàn, cho tham vọng của một lũ điên”.

 

Những ca từ đầy tiếng uất hận của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã làm tôi bật khóc khi nghĩ đến sự phi lý và tàn bạo đến vô nghĩa của những cuộc chiến tranh, của những cuộc tương tàn chủng tộc, tôn giáo và ý thức hệ chính trị. Những tiếng súng đã im ắng sau 34 năm của cuộc chiến nam – bắc, những tưởng chiến tranh biên giới 1979, vốn đã cuớp đi sinh mạng hàng vạn người dân Việt, đã trở thành quá khứ, hoặc những tưởng máu thịt của đồng bào tôi không còn phải đỏ thẫm trong cuộc chiến ý thức hệ mà chính quyền gọi bằng mỹ từ “nghĩa vụ quốc tế” tại Cambuchia khi mà Hội nghị quốc tế về Cambuchia đã đi đến những hệ luận, trong đó Việt Nam rút quân về nước hạn chót vào năm 1992.

 

Thời điểm đó, tôi đã mơ một đất nước an bình, không còn tiếng súng, và tất cả tinh túy, sức mạnh của dân tộc sẽ được vận hành để có một Việt Nam trở thành con rồng của Châu Á.

 

Sau 34 năm, sau 30 năm và sau 17 năm nhìn lại, Việt Nam như người mẹ mà thân thể mang đầy những vết thương nhức buốt của ngày hôm qua tưởng chừng đã lành da, giờ lại bị giày xéo bởi xung đột ý thức hệ về tôn giáo, chính trị, xã hội. Những chính sách về ruộng đất, về việc điều hành quy hoặch hay những dự án kinh tế, chính trị của Đảng Cộng Sản được che đậy bằng  những ngôn từ hết sức hoa mỹ, nhưng bên trong, thực chất là sự cướp bóc để tạo ra những bất công xã hội, mầm mống của những xung đột.

 

1. Cải cách ruộng đất : Cuộc cách mạng “long trời lở đất” về điền địa đã giết hại hàng trăm ngàn người, và tài sản của những nạn nhân này đã trở thành một thứ điền khóang xung công và dần dần trở thành một thứ sở hữu của những “công bộc “ nhân dân. Cho đến ngày nay, sự thật về những cái chết oan khiên, về những trò chơi say máu vẫn còn là đề tài cấm kỵ và che đậy. Người ta không thể đưa ra một thống kê chính xác về số nạn nhân. Theo một tài liệu của Wikiedia, thì con số này có thể lên đến 172.008 người.

 

2. Cải tạo công thuơng và đánh tư sản : Chính sách được thực hiện dưới thời của Tổng Bí Thư Lê Duẩn đã đẩy hàng vạn gia đình vào cảnh trắng tay. Cuỡng bức hàng ngàn gia đình đi kinh tế mới, hay mở cuộc đào thóat cho người Hoa hay bán bãi đưa người vượt biên của những năm cuối thập niên 70, đã là những cơ hội để cán bộ chiếm cứ số tài sản khổng lồ kia. Cuộc cách mạng, nói chính xác là cuộc cưỡng chiếm vĩ đại, đã làm bao gia đình tan nát. Bất công xã hội vì thế mà cũng dâng cao.

 

(Cho đến ngày giải phóng 1975, Sài Gòn đã có một cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật lớn nhất miền Nam, nơi tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp cả miền Nam. Nơi đây tập trung hơn 38.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có 766 công ty và 8.548 cơ sở công nghiệp tư nhân.

 

Để công hữu hóa tư liệu sản xuất và đưa công nhân lao động làm chủ nhà máy, xí nghiệp, sau năm 1975 chính quyền cách mạng đã tiến hành vận động hai đợt cải tạo công thương nghiệp. Kết quả là đã quốc hữu hóa tài sản của 171 tư sản mại bản, 59 tư sản thương nghiệp cỡ lớn, khôi phục 400 xí nghiệp quốc doanh, 14.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, thu hút 27 vạn công nhân và lao động, vận động hồi hương lập nghiệp và từng bước phân bố lại lao động.

(Trích thông tin lịch sử của website TPHCM)

 

3. Quy họach : Tình trạng cưỡng chiếm này vẫn tiếp tục tiếp diễn hôm nay trong ngôn từ “quy họach”. Hàng ngàn hecta đất của người dân được giải tỏa với giá đền bù rẻ mạt, rồi sang tay cho những công ty đầu tư nước ngòai, hoặc được chia chác cho những cán bộ và thân nhân của họ, đã đẩy người nông dân mất đất trở thành dân oan, đóng vai con kiến đi kiện củ khoai

 

Chính những chính sách bất công này đã tạo ra những xung đột. Máu tiếp tục đổ, người tiếp tục chết và hận thù mãi chất chồng. Người dân Việt lao vào cuộc chiến như những con thiêu thân say máu thù, để rồi tất cả trở thành nạn nhân “thịt da này dành cho thù hận, cho bạo tàn, cho tham vọng của một lũ điên”. Trò chơi xác người, một khi đã say máu, hầu như chặng chặng kết thúc vẫn còn là  một con đường còn quá xa.

 

Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông của chính quyền, xuất hiện cụm từ “quần chúng tự phát” để gây hấn tại các nơi tranh chấp tôn giáo. Và để biện minh cho thế giới rằng Việt Nam không có đàn áp tôn giáo, những cuộc xung đột đổ máu này được gán cho là sự căng thẳng, xung khắc giữa các tín đồ với thành phần “quần chúng tự phát” này. Hố thẳm của sự chia rẻ và hận thù giữa các tôn giáo đang được cới đào để chính quyền chiếm vị thế “ ngư ông đắc lợi “.

 

Hình như đến giờ phút này, người cộng sản vẫn mỉm cười nhìn những con thiêu thân “thịt da dành cho thù hận” giết chóc lẫn nhau, mà họ không hiểu hết được, vực thẳm hận thù một khi đã được đào xới, thì việc san lấp là cả một giá đắt, rất đắt, nhiều khi gấp ngàn lần mối lợi trong giây phút mà họ đã đạt được.

Tuesday 11 August 2009

CÂU CHUYỆN TAM TÒA

Những ngày vừa qua, nếu gõ tìm trong google từ khóa “Tam Tòa”, người ta có thể tìm thấy độ hót về tính thời sự của nó trong lãnh vực thông tin : từ một địa danh nhỏ bé, ít người biết đến ở Đồng Hới, Tam Tòa trở thành thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trên báo chí quốc tế cũng như những mạng thông tin cá nhân.

 

Những sự xung đột giữa quan điểm chính trị và trong cách ứng xử chính quyền tỉnh Quảng Bình (và có lẽ cũng là quan điểm và cách ứng xử của chính quyền Cộng Sản Việt Nam) với đồng bào giáo dân đã đặt vị thế sự xung khắc giữa chính quyền và Tôn giáo lên một mức độ gây cấn mới.

 

Chính quyền + băng đảng xã hội đen :

 

Trước hết, người ta thấy một cách ứng xử hết sức nguy hiểm của chính quyền, (khi muốn tránh đi những hình ảnh về sự đối đầu giữa các lực lượng an ninh với giáo dân như ở Thái Hà, Nhà Chung Hà Nội vốn đã nhan nhản trên các phương tiên truyền thông), thì đã sử dụng đến những phần tử, với cách hành xử rất côn đồ, bạo lực, mà chính quyền gọi là quần chúng tự phát, để tấn công, trấn áp giáo dân ở vùng Tam Tòa trước sự chứng kiến của các nhân viên an ninh. Người ta lập tức thấy ngay trò trơ trẽn, ném đá giấu tay của chính quyền khi trong số những nạn nhân bị bạo hành và bị chính quyền bắt giữ, chỉ tòan là những giáo dân, mà không có một ai khác trong số những “quần chúng tự phát” kia, dù những cuộc ẩu đả đã gây ra những xáo trộn về trật tự trị an, và thương tổn trầm trọng cho những nạn nhân.

 

Nói về thành phần “quần chúng tự phát “ này, người ta không quên vụ hành hung Anh Mỵ của công an tỉnh BÌNH DƯƠNG mà báo Tuổi trẻ đã đưa tin trong mấy ngày qua. Cũng là những “quần chúng” bức xúc vì muốn giúp đỡ công an (dù anh công an này mặc thường phục), đã cùng nhau hành hung Anh Mỵ. Và theo lời giải thích của người đại diện cơ quan an ninh tại đây, người ta thấy được dung mạo của những phần tử gọi là “quần chúng tự phát “ này.

 

Để giải thích, người ta có thể có hai giả thuyết : Một, đó là lực lượng đặc vụ, trà trộn vào trong đám đông để hành hung, cư xử theo kiểu “luật rừng” ; Hai, chính quyền cấu kết và sử dụng những băng đảng xã hội để hành xử bạo lực. Dù là với cách lý giải nào, người ta cũng thấy sự liên hệ hết sức mật thiết với chính quyền với những băng nhóm, phần tử xã hội đen. Sự liên hệ này, hoặc trong cách hành xử côn đồ, hoặc trong một dạng thỏa hiệp bảo kê hay cấu kết giữa chính quyền với những phần tử quá khích này. Người ta không thể không tự hỏi, nếu những quần chúng tự phát với lối hành xử xã hội đen này đã giúp đỡ công an trấn áp giáo dân, phải chăng vì có một hứa hẹn sẽ nhắm mắt làm ngơ cho những họat động của băng nhóm??? Thêm một bằng chứng mới đây mà báo Dân Trí đã báo động về sự liên hệ giữa viên chức chính quyền với băng nhóm xã hội đen , được xem như một phương thế để xử sự nhằm trấn áp người dân. Thật sự, đây là một bi kịch cho xã hội.

 

Vu khống và dối trá :

 

Từ lâu, đã xuất hiện một thành ngữ  :”nói dối như vẹm”. Chuyện man trá đã trở thành một căn bệnh trầm kha trong xã hội Việt Nam. Tiếc thay, nó là đựợc chọn như một phương thế chính trị trong cách hành xử rất căn bản và thông thường của chính quyền. Sự lạm dụng về cái gọi là “nghệ thuật tuyên truyền “ này của người cộng sản đã để lại một hậu quả nặng nề cho đất nước : người dân mất đi sự lương thiện, niềm tin trở thành một thứ di sản rất hiếm hoi đang đối diện trên bờ thẳm diệt chủng. Nói dối trở thành một phương thế chính trị và cả trong mặt quan hệ xã hội. Trong vụ Tam Tòa, người ta thấy rõ sự dối trá của chính quyền. Tuy nhiên, rất khác với những hiệu quả tuyên truyền của thời kỳ bưng bít thông tin, đóng cửa ngôn luận, thời đại thông tin hiện nay, người ta có thể thấy sự man trá của chính quyền. Trong các văn bản trả lời cho những văn thư của UBND tỉnh Quảng Bình, đại diện TGM Vinh đã mạnh dạn sử dụng từ ngữ đối kháng mạnh mẽ : Hòan tòan không đúng sự thật. Đó là ngôn ngữ ngọai giao, nhưng nội dung của nó, nếu diễn đạt trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường sẽ là : nói láo.

Đối với chính quyền, đã nói láo nhiều lần, thì thêm một lần cũng không sao. Tuy nhiên, như một căn nhà bị xói mòn bởi những lỗ hỏng của niềm tin, những sự trí trá chỉ làm cho người ta thấy rõ hơn bản chất của chính quyền cộng sản ở Việt Nam.

 

Chủ trương chia rẽ, xung khác tôn giáo :

 

Một trong những biện pháp nghiệp vụ của người cộng sản, là lợi dụng những mối xung đột để đạt hiệu quả chính trị. Trong quá khứ, họ đã thành công khi dựng nên những kẻ thù của dân tộc, để có chỗ “thóat hơi” cho những sự đè nén của người dân bị chèn ép, và vận dụng sự thù hằn này để chiếm lợi. Cả một quá trình cách mạng của người cộng sản là được xây dụng trên kỹ thuật này. Cứ đọc những hồi ký của các cựu đảng viên, thì người ta thấy được cả một hệ thống tuyên truyền để dựng nên những kẻ thù. Chính trị là vậy, và cộng sản là bậc thầy trong chiến thuật này.

Trong vụ Tam Tòa, cũng như những vụ tranh chấp có dính dáng đến tôn giáo truớc đây như vụ Tòa Khâm Sứ, người cộng sản không ngần ngại sử dụng những tổ chức tôn giáo “vệ tinh “ để khơi lên những mối xung đột tôn giáo. Hiệu quả có thể đến tức thời, khi mà lực lượng đối kháng phải mê chống đỡ với những tấn công tôn giáo, không còn nhiều thời gian để tập trung đối phó với chính quyền. Tuy nhiên, giống như một người đào một vực hào để ngăn cản sự tấn công, thì anh cũng có thể bị cô lập bởi chính những vực thẳm do chính anh tạo nên mà nhiều khi, để sang bằng hố sâu ấy, anh phải mất mát nhiều hơn, và đối mặt với những hậu quả nguy hiểm kéo dài sau này. Người ta chưa bao giờ quên rằng xung đột tôn giáo hay chủng tộc là những xung đột nguy hiểm và khó kết thúc.

Rõ ràng, gây nên một đám cháy, ngòai việc nhìn thấy những ánh sáng lập lòe làm vui mắt hay có một vài hiệu quả tạm thời, thì chính đám cháy đó, trong cơn cuồng lọan, có thể thiêu trụi bất kỳ một thành trì nào.

 

Sunday 9 August 2009

SIDA TINH THẦN

Theo định nghĩa, SIDA (Syndrome d'ImmunoDéficience Acquise  = Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) hay còn gọi bệnh liệt kháng là một hội chứng của nhiều bệnh nhiễm trùng (ví dụ: lao, viêm phổi, nấm), mà người nhiễm HIV gặp phải do hệ miễn dịch của cơ thể bị tổn thương hoặc bị phá hủy nặng nề.  SIDA là giai đọan cuối của quá trình nhiễm HIV.

Nói một cách nôm na, căn bịnh SIDA làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị phá hủy, mất đi hòan tòan sức đề kháng, và chỉ cần một sự tấn công của mầm bệnh, dù hết sức nhỏ, cũng có khả năng tiêu hủy một cơ thể sống.  Sự nguy hiểm của căn bệnh chinh ở điểm này : cái chết trở thành một án lệnh khắc nghiệt lửng lơ trên cuộc đời.

Trong một cách nhin tương tự, người ta cũng có thể nói đến một chứng Sida tinh thần, khi mà người ta, vì một hòan cảnh nào đó, mất đi chính sức đê kháng của suy nghĩ.

Chúng ta đã trở nên sida trong chính suy tư của mình khi không còn khả năng đặt lại những câu hỏi mà đúng ra, một người bình thường cần phải có và cần phải tìm câu trả lời. Trước những sự kiện đang diễn ra từng ngày trong cuộc sống xã hội, khi mà những hậu quả của nó đang ảnh hưởng lên cuộc sống hiện tại và tương lai, thì rất nhiều, rất nhiều những mầm sida tinh thần cũng nảy sinh cùng lúc khi mà người ta đã mất đi khả năng để suy nghĩ, để phản biện.

Khi tôi không đặt vấn đề tại sao dân tộc tôi phải chọn lựa một cuộc sống theo định hướng XHCN, khi mà cũng là người, nhưng những quốc gia dânc hủ khác, người dân có cuộc sống sung túc và đầy đủ những quyền lợi căn bản của con người ? Lúc ấy, có thể tôi bị sida tinh thần.

Khi tôi không hiểu tại sao lúc nào, chính phủ của nước tôi, một quốc gia cộng sản, mà theo sự tuyên truyền là đích đến của lòai người, là tất yếu của lịch sử, và người dân được Đảng, là đỉnh cao trí tuệ của nhân lọai, lãnh đạo, mà lúc nào cũng nơm nớp sợ hãi vì những thế lực phản động, lo ngại diễn tiến hòa bình, dân chủ … Tất cả những nỗi lo sợ ấy của chính phủ, phải chăng không phản ánh một sự hụt hẫng trong hệ thống lý luận chính trị ?

Khi tôi không đặt vấn đề vì sao chính phủ dùng hệ thống công an để đàn áp những người đấu tranh cho một nền dân chủ thực sự và phổ biến, phải chăng nó không phản ánh một nền cai trị độc tài và chuyên chế ?

Khi tôi không đặt vấn đề về độ chính xác của những thông tin mà hệ thống tuyên truyền của chính phủ luôn vận dụng hết công sức : từ báo chí, truyền thanh, cho đến những hệ thống chính trị « dân vận » (những tổ chức vệ tinh của chính quyền). Tất cả có làm cho tôi đặt vấn đề vì sao họ đồng thanh ca một bài hát ? Hoặc đó là cả một sự thật tuyệt vời, hay là cả một hệ thống bị áp đặt phải hát chung một bài đồng ca ?

Còn nhiều, và rất nhiều điều tôi cần phải luôn tự hỏi để tránh cho mầm sida tinh thần xâm nhập vào trí óc của mình.

Cũng như căn bệnh Sida thể lý, có những phương thức lây truyền khác nhau, căn bệnh sida tinh thần cũng có thể đến từ nhiều nguyên nhân.

Có sự sida tinh thần khi tôi tự đặt mình vào vị thế người bàng quan, chỉ đứng nhìn và không cần suy nghĩ vì ít là cho rằng những biến cố kia chưa ảnh hưởng trực tiếp lên sinh họat và sinh mạng của tôi, của gia đình tôi. Những công nhân phải oằn mình lao động nơi xứ người, bị bóc lột tận xương tủy, những ngư dân bị giết hại và bắt giữ, những cô gái phải chọn lựa con đường bán thân nuôi miệng .v.v., đó là những người ở thật xa trong suy nghĩ của tôi, vì vậy, tôi không cần phải bận tâm và  suy nghĩ.

Cũng như căn bệnh sida, có thể đưa đến cái chết cho cơ thể, chứng sida tinh thần cũng làm cho một cơ thể dù sống, nhưng trong trái tim, trong khối óc, đã không còn khả năng cảm nhận, suy nghĩ. Lúc đó, sự sống chỉ đơn thuần là sự hiện diện của một cơ thể sinh học không hơn không kém.

Căn bịnh sida thể lý thì nguy hiểm và người ta thấy rõ mức độ nguy hiểm của nó. Căn bịnh sida tinh thần thì cứ bàng bạc, khi ẩn khi hiện, và người ta khó nhận ra nguy cơ của nó, có lẽ vì vậy, mà nạn nhân của chứng sida tinh thần cứ mỗi ngày một tăng theo cấp số nhân.

 

Tuesday 21 July 2009

Ở TRỌ

Trong một góc nhìn hết sức dân dã, động từ "ở trọ" tự nó hàm chứa một ý niệm mông lung, bất định, không chắc chăn. Về mặt cảm thức, động từ này chứa đựng một sự bàng quan, thiếu hẳn sự gắn bó thực sự với một nơi chốn, nó gợi lên một viễn cảnh hết sức tạm bợ "hay ở dở đi".

Người ta có thể ở trọ ngay trong chính gia đình của mình nếu sự liên kết giữa các thành viên bị bế tắc và gãy đổ ; hoặc trong một dạng thức khác, họ không thấy, hay đứng ngòai những họat động nhằm góp phần vào sự phát triển của gia đình. Đối với một kẻ ở trọ, sự vận hành của đời sống gia đình, theo hướng tốt hay xấu, không hề nằm trong suy nghĩ của họ. Nói cách khác, họ đi một nhịp trái ngược, không đồng bộ với bước đi của gia đình : Họ là người ở trọ, không có cùng cảm thức vui buồn về nó.

Theo một nghĩa loại suy, người dân có thể trở thành khách trọ ngay trong chính đất nước của mình khi mà vận mạng của dân tộc, tổ quốc được họ mặc nhiên chấp nhận trao vào tay của một nhóm người, hay một đảng phái .v.v. mà không hề bận tâm xem những người kia đang hành xử thế nào. Trong tâm tưởng của những "khách trọ " này không hề có chỗ cho những bận tâm, thao thức về vận mạng, tương lai của tổ quốc. Tóm lại, khi đứng ngoài như một người bàng quan với những biến cố, những sự kiện có ảnh hưởng đến vận mạng đất nước, người ta trở thành khách trọ trong chính tổ quốc mình.

Đã là khách trọ, mối tương quan với tổ quốc, dân tộc rất lỏng lẻo. Đã là khách trọ, thì việc điều hành đất nước, hoặc chủ quyền dân tộc được giao cho ai, sẽ đi về đâu, lệ thuộc vào quốc gia nào .v.v. khong  làm cho họ lo lắng. Họ trở nên một khách trọ hạng bét, ngay cả những lời phàn nàn và biểu tỏ quan điểm để đòi hỏi một "nơi ở " tốt hơn cũng không được kể đến.

Đã không ít một lần, tôi suy nghĩ về mối tương quan của mình và tổ quốc, tối thấy mình mang dáng dấp của người ở trọ hơn là người nhà. Đi xa hơn, tôi tự hỏi hòan cảnh nào, nguyên cớ nào đã đẩy tôi và rất nhiều, rất nhiều những đồng bào của tôi đến thái độ hững hờ như khách trọ ngay chính trong căn nhà tổ quốc của mình.

+ Nỗi lo lắng cơm áo gạo tiền của đời thường đã lấp đầy rong tâm trí, đến độ không còn chỗ cho những thao thức về dân tộc ?

+ Hệ thống giáo dục đã định hướng cho tôi và mọi người rằn g yêu nước là yêu XHCN, là yêu Đảng Cộng Sản. Chính vì sự nhù nhòa ý niệm này giữa tình dân tộc, tổ quốc với một tình cảm về ý thức hệ, đảng phái đã đẩy  ra khỏi tôi những tình cảm thiêng liêng đúng ra phải có của một công dân với đất nước mình ?

+ Phải chăng hệ thống chính trị chuyên chính vô sản bằng công an trị, mà đàn áp, khủng bố và bằng mọi thủ đoạn đã bóp nghẹt những con tim hy vọng, chỉ còn trừ lại nỗi sợ hãi đến độ phải đành đoạn quay lưng làm ngơ với những nỗi xót buốt của quê huơng?

Nếu thật sự thiếu vắng những tình cảm về quê hương, nếu thật sự đã để cho sự sợ hãi chóang đầy trong tâm hồn, tôi đã thật sự làm khách trọ ngay trên quê hương mình, và mặt thực của nó , tôi đã mất TỰ DO.

Wednesday 15 July 2009

NHỮNG THẾ CỜ CHÍNH TRỊ (phần II)

Những vụ bắt bớ, khủng bố các nhà họat động dân chủ gần đây là một cách cố gắng của chính quyền Việt Nam nhằm lôi kéo dư luận tránh xa những ý kiến phản biện vốn đang dấy lên làn sóng phản đối ngày một nhiều nơi các tầng lớp trí thức, đảng viên.

Chưa khi nào chính quyền Việt Nam phải đối mặt với những tình huống bất lợi như hiện nay : một mặt phải đối diện trước sức ép của người "láng giềng Trung Quốc " mà những phân tích cho thấy, Trung Quốc đang mạnh mẽ đòi nợ cho sự bảo kê của họ đối với chính quyền Cộng Sản : khai thác bauxít, ký kết những hiệp ước biên giới (mà thực chất là nhường lãnh thổ ), gia tăng sức ép ở biển Đông trong việc bành trướng quyền kiểm sóat những vùng lãnh hải đang tranh chấp …, mặt khác phải đối diện với làn sóng bất mãn và phản đối nơi nhiều tầng lớp dân chúng, tất cả buộc Chính Quyền của Đảng Cộng Sản phải có những hành động đối phó.

Trước mắt, người ta đối diện với một làn sóng trấn áp mới. Không lạ gì khi thấy một loạt những vụ bắt bớ được tiến hành mà đối tượng được nhắm đến là những tiếng nói vốn mạnh mẽ chống lại những sự cúi đầu nhượng bộ của Chính quyền Cộng Sản với Trung Quốc, cũng như phê phán nạn tham nhũng, độc tài và đòi hỏi nhân quyền, dân chủ. Tuy nhiên, khi đi nước cờ sử dụng đàn áp này, chính quyền cộng sản đồng thời sẽ phải đối diện với những thách đố nghiêm trọng.

1. Gia tăng sự lệ thuộc vào Trung Quốc

Những vụ đàn áp đã gây nên những rạn nứt trong quan hệ ngọai giao của Việt Nam với nhiều quốc gia dân chủ. Có thể nói, những cố gắng trình bày về một Việt Nam tôn trọng nhân quyền và dân chủ mà  chính quyền Việt Nam làm trong thời gian qua, giờ đã bộc lộ cho thế giới một mặt trái của nó. Không lạ gì mà các tổ chức nhân quyền liên tục tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, các nước khác ra tuyên bố « quan ngại » về những hành động bắt bớ của Việt Nam. Một khi bị giải thiểu trong lãnh vực ngọai giao, để bù lại, ắt hẳn Việt Nam phải dựa vào một kẻ bảo kê không xa lạ là Trung Quốc. Chính điều này đẩy Việt Nam ngày càng đâm đầu vào vòng kim cô của quan thầy Trung Quốc. Không hẳn là chính quyền Cộng sản Việt Nam không hiểu được điều này, nhưng hình như, họ đã bị đẩy vào thế không còn khả năng chọn lựa khác. Lý do vì sao vẫn là một bí mật : người ta nói đến sự khống chế của Trung Quốc đối với những viên chức chính phủ, có những bí mật của Đảng Cộng Sản Việt nam mà Trung Quốc đang nắm giữ, trở thành dao kề cổ khiến Đảng Cộng Sản không có lối thóat.

2. Đẩy sự bất bình lên cao giữa nhà nước và nhân dân.

Những tiếng nói phản biện cho thấy sự bất mãn của giới trí thức, cựu tướng lãnh và nhiều tầng lớp nhân dân trước sự tham nhũng, bất tài và hèn nhát của chính quyền Cộng Sản. Với những cáo buộc mơ hồ về những nhà họat động dân chủ, mà con bài chủ yếu là điều 88 của bộ luật hình sự, người ta thấy rõ sự đàn áp cường quyền của bộ máy công quyền.

Chưa bao giờ niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng lại xuống thấp như thế khi người ta thấy rõ bộ mặt thật của CN Cộng Sản. Có thể, người ta lo sợ trước những khủng bố, nhưng điều này không có nghĩa là một đảm bảo cho sự bình yên. Giống như một cuộc đấu, chính quyền Cộng Sản chỉ còn con đường dùng « chuyên chính vô sản » để trấn áp và bảo vệ quyền lực. Những tuyên truyền đối với người dân chỉ là những sáo rổng. Chính đây mới thực sự là tử huyệt của cộng sản : Một huyệt mộ rất sâu chỉ được che lấp bởi sự đàn áp, khủng bố, một khi sự mâu thuẫn bị dồn nén quá sức, nó sẽ vỡ tan tấm lót này, và sức tàn phá của nó còn khủng khiếp hơn những gì xảy ra với cuộc cách mạng dân chủ ở Đông Âu.

3. Bài học cho những nhà họat động dân chủ.

Những vụ bắt bớ, cũng là dịp để cho những người họat động dân chủ tỉnh táo và khôn ngoan hơn trước một đối thú xảo quyệt và cường quyền. Người ta không thể đòi hỏi sự thay đổi của chế độ độc tài chỉ bằng những ngòi bút. Xét cho cùng, về tuyên truyền, chính quyền Việt Nam vẫn làm chủ một diễn đàn thông tin với hơn 700 tờ báo giấy và báo mạng truyền thông. Người dân Việt Nam cũng chưa đủ sự chuẩn bị cho một thay đổi ý thức hệ chính trị. Trong những điều kiện như vậy, sự riêng lẻ chỉ làm mồi ngon cho con dã thú đang khát máu.

Người ta cần phải học bài học về một chiến lược tổng thể, trong đó, có sự chủ lực của lưc luợng dân chủ, cộng với sự hậu thuẫn của những trí thức, tôn giáo và nhất là, phải có một lực lượng cấp tiến ngay chính trong hàng ngũ tướng lãnh quân độc , đảng viên.

Thời cơ đó chỉ đến trong tương lai. Có thể là gần hay xa, điều này còn tùy thuộc vào lực đẩy của những người trong cuộc.

Wednesday 1 July 2009

NHỮNG THẾ CỜ CHÍNH TRỊ

Vụ bắt giữ luật sư Lê Công Định, và những diễn tiến mới nhất của vụ này (công bố trên phương tiện truyền thông, những quyết định khai trừ và thu hồi giấy phép hành nghề luật sư ...) cho thấy những thế cờ chính trị ở Việt Nam đã đến hồi quyết liệt. Người ta không khỏi đặt vấn đề, Việt Nam nhắm đến ý đồ gì, và liệu cách thực hiện ý đồ chính trị này sẽ đem lại những hệ luận nào ?

1. Một mũi tên nhắm đến nhiều mục tiêu :

Trước vụ bắt bớ, chuyện bauxít đang làm nóng đầu các quan chức chính phủ. Những phản biện của giới khoa học, xét về mặt lý thuyết và cả thực tiễn khoa học, đang dồn chính phủ vào thế bị động. Những trả lời chất vấn của những thành viên chính phủ xem ra thiếu hẳn sự thuyết phục, nếu không nói thẳng như một phân tích là "giả dối và quanh co ". Chính điều này không chỉ làm mất niềm tin vào sự lãnh đạo của "đỉnh cao trí tuệ ", nhưng đi xa hơn, sẽ đẩy người ta sẽ tìm đến vấn đề "vì sao trước những phản biện khoa học về sự bất lợi, về những nguy cơ an ninh, môi trường của dự án khai thác bauxít, mà chính phủ Việt Nam vẫn nhắm mắt đưa chân làm cái "chủ trương lớn của Đảng " này ? Và để đi tìm câu trả lời, có lẽ người ta sẽ hội ngộ ở một chân lý : Đây chính là những điều kiện mà anh cả Đỏ Trung Hoa đã mặc cả để chính quyền Đảng Cộng Sản Việt Nam có một chỗ dựa chính trị trong nước và cả quốc tế. Dự án khai thác Bauxít, cùng với những việc ký kết hiệp định biên giới, trên bộ và vùng biển, là những vật "thế thân " mà chính quyền Trung Hoa yêu sách để nhận bảo kê cho sự tồn tại của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nói rõ hơn : chính quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã buộc phải hy sinh những tài nguyên thiên nhiên và một phần chủ quyền lãnh thổ để đổi lấy sự bảo kê của Trung Hoa, bởi hơn ai hết, Đảng Cộng Sản Việt Nam thừa biết những dạ tâm che ẩn đằng sau 16 chữ vàng của người « láng giềng tốt bụng đã có kinh nghiệm ngàn năm đô hộ ».

Vì vậy, với những tiếng nói phản biện đầy tính khoa học đã đẩy chính quyền vào thế bị động. Bên cạnh đó, những tác hại của tham nhũng vốn không chỉ làm mất mặt Việt Nam đối với quan hệ quốc tế, mà còn dấy lên làn sóng phản đối, đặt biệt nơi giới luật sư, trí thức và những nhà hoạt động dân chủ, cùng đồng thời với những hoạt động tôn giáo cầu nguyện cho Công Lý Hoà Bình, chính những áp lực này buộc chính quyền Việt Nam phải chơi một nước cờ mới : khép lại những tranh luận ở quốc hội bằng một kết luận có tính răn đe : « bị thế lực thù địch lợi dụng nhằm gây chia rẽ »,bắt giữ luật sư Lê Công Định, đồng thời mở chiến dịch bôi nhọ, vu khống những tu sĩ tôn giáo. Người ta không quên trước đó là việc đòi các nhà cung cấp dịch vụ internet như Yahoo, Google phải cung cấp thông tin người sử dụng để « quản lý ». Việc Yahoo 360° chấm dứt dịch vụ blog là một nước cờ của nhà cung cấp dịch vụ này, khi mà cảm thấy áp lực của chính quyền Việt Nam, cũng như cảnh cáo của các nước khác về việc bảo mật thông tin của người sử dụng. Điều này cũng phản ánh sự lo sợ của chính quyền Việt Nam trước làn sóng thông tin đa chiều rất phong phú, đa dạng, nhanh nhậy và chính xác trái với hệ thống truyền thông « định hướng » vốn luôn bưng bít sự thật và tuyên truyền cho chính quyền. Tất cả thành những đợt sóng dồn dập của phong trào dân chủ mà chính quyền gọi là « diễn biến hoà bình » buộc chính quyền Việt Nam hành động.

Khi bắt giữ luật sư Lê Công Định, chính quyền Việt Nam muốn kéo dư luận tránh xa vụ bauxít, đồng thời, việc chuyên chính vô sản này còn có tác dụng răn đe những nhà hoạt động dân chủ khác. Nó cũng là đòn trấn an cho anh Cả Trung Hoa trước những thông tin về việc đi đêm của Việt Nam đối với các nước khác cũng như làn sóng phản đối với những kế hoạch « hợp tác » (đúng hơn là những kế hoạch tính sổ của Trung Quốc như thù lao của việc bảo kê cho Đảng Cộng Sản Việt Nam). Như vậy, một mũi tên bắn đi, chính phủ Việt Nam nhắm đến nhiều mục tiêu, và xem ra tạm thành công.

Nói tạm thành công, vì dư luận đã ít nóng bỏng về vụ bauxít, những tiếng nói phản biện tạm thời lắng xuống để chờ đợi những động thái mới, thế giới mạng xôn xao về vụ luật sư Lê Công Định, rồi hụt hẫng, nghi ngại sau những thông tin báo chí mà Việt Nam đưa ra (mặc dù ai cũng thấy sự vụng về của màn kịch mà chính quyền Việt Nam gọi là « nhận tội » của Ls Lê Công Định), cũng như những kiểu dọn đường dư luận mới đây nhằm tấn công Linh Mục Lê Quang Uy của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Nhưng rõ ràng, với bản chất « ăn xổi ở thì » và man trá không chỉ trong những kế hoặch điều hành đất nước, thì những thế cờ này, cũng tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.

(còn tiếp)

Tuesday 16 June 2009

CHÍNH QUYỀN

1. C nói nôm na theo ngôn ng bình dân thì Chính quyn là nhng quyn bính chính đáng được trao phó cho mt nhóm người đi din dân chúng đ thi hành nhng vic chính nghĩa  vi mc tiêu đ bo v an ninh và quyn li chính đáng ca người dân, ca quc gia. Mt thế lc chính tr tr thành chính quyn thc s khi tho mãn nhng điu kin :

-         Nm gi quyn lc mt cách chính nghĩa (được dân chúng bu c) (Tính pháp lý ca chính quyn)

-         Thc thi hành pháp theo pháp lut, vi nhng phương cách chính đáng được pháp lut qui đnh. (phương thc pháp lý - hay tính chính nghĩa ca hành vi pháp lý)

-         Nhm đến li ích chính đáng ca người dân và quc gia. (tính chính đáng ca mc tiêu pháp lý ca chính quyn).

Thiếu mt trong nhng điu kin cn này, tính chính nghĩa ca chính quyn có th b lung lay.

2. Như vy, mc tiêu ln nht, quan trng nht và tiên quyết ca chính quyn, là bo v s công bng pháp lý như nn tng tt yếu cho nhng quyn li chính đáng ca người dân và quc gia được bo đm và phát trin. Quyn li chính đáng ca người dân, phi k đu tiên đến nhân quyn. Đó không ch là nhng quyn li cơ bn, nhưng còn là nn tng cho s phát trin nhân phm ca tng người, tng chng tc và quc gia. Nhân quyn bao gm nhng quyn li, trong đó có quyn được t do bày t ý kiến, t do tôn giáo, được đòi hi mt nn giáo dc cũng như nhng điu kin sng chính đáng. Hn chế, cm đoán hay tước đi nhng quyn li chính đáng ca người dân, chính quyn đã tr thành "thiếu chính nghĩa " trong hành vi ca mình.

Chính đnh đ này không dung np nhng phương cách đi ngược vi pháp lut hay bt chính đ đt mc tiêu an ninh. Mt khi chính quyn dùng đến nhng phương thc bt hp l đ thi hành quyn bính, nó đánh mt s chính nghĩa cn và đ. Trong trường hp này, chính quyn tr nên đc tài và phn bi dân chúng, vì lúc đó, chính quyn đánh mt mc tiêu pháp lý ca th chế, tc là bo đm quyn li chính đáng ca người dân.

Người ta t hi, vi nhng gì mà mt b phn không nh chính quyn đang thi hành, liu nó có nói lên tính chính nghĩa ca chính quyn ???

Chưa cn xét đến nhng tho hip vi Trung Hoa, mà phn thit thòi trước mt và lâu dài là T Quc b mt đi din tích đt và bin, ch xét đến nhng phương thc chính quyn đi phó vi nhng người đu tranh cho dân ch, chi công lý thì người ta có th có mt câu tr li tht xác đáng v tính chính nghĩa ca chính quyn.

3. Người ta chưa quên v sinh viên Nguyn Tiến Trung (sinh viên du hc, bt đi nghĩa v quân s, v blogger Điếu Cày (bt ti "trn thuế"), V Anh Ba Ánh Sáng (khng b người cho thuê mt bng làm văn phòng), v đàn áp các nhà dân ch... Phương thc mà chính quyn s dng không khác my vi nhng t chc maphia, khng b, bt gi và dùng đ mi phương cách h đng đ đt được mc tiêu an ninh. Cũng cùng mt cách thc y, chính quyn đang áp dng đ đi phó vi nhóm làm vic ca lut sư Lê Trn Lut và vân phòng lut sư Pháp Quyn ca ông.

- Người ta có th thy ni dung ca nhng phương thc này như sau :

·         Đu tiên là gây khó d cho công vic, hn chế s đi li ca đi tượng, dùng h thng truyn thông lăng m, khng b và dn đường cho dư lun.

·         Phi hp vi nhng nhóm người bt minh đ gây hn, hay dùng nhng lc lượng v binh : dân phòng, an ninh, công an khu vc ... đ nhũng nhiu, tìm cách đ x lý v ti "gây ri trt t công cng ". Trong mt vài trường hp, còn dùng nhng phương thc h tin như ném phân vào người, vào nhà (như trường hp nhà văn Trn Khi Thanh Thu) hoc khng b tin nhn như đi vi T Phong Tn, blogger Công Lý và S Tht.

·         Tp trung đánh vào lãnh vc kinh tế ca đương s, gây khó khăn cho công vic (đe do nhng đi tác làm ăn, tìm cách tìm nhng ch h đ trù dp kinh tế, thuế má ... khng b phương tin và lãnh vc làm ăn kinh tế).

·         Khng b bng nhng li đe đo và tn công vào thân nhân ca nhng người đu tranh, hòng làm h lo s. Hình thc ph biến nht là gây tai nn giao thông.

·         Và ri, qui kết mt th ti nào đó, mà thông thường là gây ri trt t an ninh, hay điu 88 ca b lut hình s, mt điu khon hết sc mơ h : chng phá, xuyên tc nhà nước XHCN.

Trong đi kháng, nếu ngang tài ngang sc, mà dùng nhng phương cách h tin, thì đã là điu đáng xu h. Đàng này, mt "CHÍNH QUYN " li đi s dng nhng phương cách y, thì mc đ kinh tm phi đt đến mc đ "thượng tha ".

4. Con dao hai lưỡi :

Trước mt, chính quyn có th đt được nhng mc tiêu h đt ra : đương s đi kháng b bt gi, nhng tiếng nói dân ch, bênh vc cho s tht, công lý s b tt tiếng, ít là không còn mnh m đ dám nói, dám gi chính kiến ca mình. Điu này cũng đã tng xy ra ti các quc gia Châu M La tinh, hay Đông Âu. Nhng câu chuyn lch s ca nó vn còn rùng mình khi nhc li.

Nhưng lch s cũng cho mt câu tr li khác! Nhng nhà đc tài khét tiếng và th chế "phi chính nghĩa" ca h, có mt kết thúc ging nhau : S ni dy ca người dân và s phn bi thm cho nhà đc tài, cũng như nhng bè cách nuôi dưỡng th chế ca h. Lch s chưa bao gi cho mt đáp án khác. Ngay c Stalin, nhà đc tài ni tiếng ca Liên Xô, dù ông đã chết, thì s thù hn ca người dân vn có ch tìm đến đ trút lên.

Nếu lch s chưa bao gi b giu diếm, thì cũng có nghĩa là dù người ta có che đy, thì chân lý cui cùng cũng l ra. Tôi nh li mt người bn chia s : k nào ly giy nhm bc la, h s b sc nóng ca nó thiêu cháy! Càng c che nhiu, sc nóng và vt cháy càng mnh!