Saturday 29 August 2009

THỊT DA NÀY DÀNH CHO THÙ HẬN ?

Hãy nói dùm tôi, hãy dùm tôi, hãy thở dùng tôi. Thịt da này dành cho thù hận, cho bạo tàn, cho tham vọng của một lũ điên”.

 

Những ca từ đầy tiếng uất hận của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã làm tôi bật khóc khi nghĩ đến sự phi lý và tàn bạo đến vô nghĩa của những cuộc chiến tranh, của những cuộc tương tàn chủng tộc, tôn giáo và ý thức hệ chính trị. Những tiếng súng đã im ắng sau 34 năm của cuộc chiến nam – bắc, những tưởng chiến tranh biên giới 1979, vốn đã cuớp đi sinh mạng hàng vạn người dân Việt, đã trở thành quá khứ, hoặc những tưởng máu thịt của đồng bào tôi không còn phải đỏ thẫm trong cuộc chiến ý thức hệ mà chính quyền gọi bằng mỹ từ “nghĩa vụ quốc tế” tại Cambuchia khi mà Hội nghị quốc tế về Cambuchia đã đi đến những hệ luận, trong đó Việt Nam rút quân về nước hạn chót vào năm 1992.

 

Thời điểm đó, tôi đã mơ một đất nước an bình, không còn tiếng súng, và tất cả tinh túy, sức mạnh của dân tộc sẽ được vận hành để có một Việt Nam trở thành con rồng của Châu Á.

 

Sau 34 năm, sau 30 năm và sau 17 năm nhìn lại, Việt Nam như người mẹ mà thân thể mang đầy những vết thương nhức buốt của ngày hôm qua tưởng chừng đã lành da, giờ lại bị giày xéo bởi xung đột ý thức hệ về tôn giáo, chính trị, xã hội. Những chính sách về ruộng đất, về việc điều hành quy hoặch hay những dự án kinh tế, chính trị của Đảng Cộng Sản được che đậy bằng  những ngôn từ hết sức hoa mỹ, nhưng bên trong, thực chất là sự cướp bóc để tạo ra những bất công xã hội, mầm mống của những xung đột.

 

1. Cải cách ruộng đất : Cuộc cách mạng “long trời lở đất” về điền địa đã giết hại hàng trăm ngàn người, và tài sản của những nạn nhân này đã trở thành một thứ điền khóang xung công và dần dần trở thành một thứ sở hữu của những “công bộc “ nhân dân. Cho đến ngày nay, sự thật về những cái chết oan khiên, về những trò chơi say máu vẫn còn là đề tài cấm kỵ và che đậy. Người ta không thể đưa ra một thống kê chính xác về số nạn nhân. Theo một tài liệu của Wikiedia, thì con số này có thể lên đến 172.008 người.

 

2. Cải tạo công thuơng và đánh tư sản : Chính sách được thực hiện dưới thời của Tổng Bí Thư Lê Duẩn đã đẩy hàng vạn gia đình vào cảnh trắng tay. Cuỡng bức hàng ngàn gia đình đi kinh tế mới, hay mở cuộc đào thóat cho người Hoa hay bán bãi đưa người vượt biên của những năm cuối thập niên 70, đã là những cơ hội để cán bộ chiếm cứ số tài sản khổng lồ kia. Cuộc cách mạng, nói chính xác là cuộc cưỡng chiếm vĩ đại, đã làm bao gia đình tan nát. Bất công xã hội vì thế mà cũng dâng cao.

 

(Cho đến ngày giải phóng 1975, Sài Gòn đã có một cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật lớn nhất miền Nam, nơi tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp cả miền Nam. Nơi đây tập trung hơn 38.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có 766 công ty và 8.548 cơ sở công nghiệp tư nhân.

 

Để công hữu hóa tư liệu sản xuất và đưa công nhân lao động làm chủ nhà máy, xí nghiệp, sau năm 1975 chính quyền cách mạng đã tiến hành vận động hai đợt cải tạo công thương nghiệp. Kết quả là đã quốc hữu hóa tài sản của 171 tư sản mại bản, 59 tư sản thương nghiệp cỡ lớn, khôi phục 400 xí nghiệp quốc doanh, 14.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, thu hút 27 vạn công nhân và lao động, vận động hồi hương lập nghiệp và từng bước phân bố lại lao động.

(Trích thông tin lịch sử của website TPHCM)

 

3. Quy họach : Tình trạng cưỡng chiếm này vẫn tiếp tục tiếp diễn hôm nay trong ngôn từ “quy họach”. Hàng ngàn hecta đất của người dân được giải tỏa với giá đền bù rẻ mạt, rồi sang tay cho những công ty đầu tư nước ngòai, hoặc được chia chác cho những cán bộ và thân nhân của họ, đã đẩy người nông dân mất đất trở thành dân oan, đóng vai con kiến đi kiện củ khoai

 

Chính những chính sách bất công này đã tạo ra những xung đột. Máu tiếp tục đổ, người tiếp tục chết và hận thù mãi chất chồng. Người dân Việt lao vào cuộc chiến như những con thiêu thân say máu thù, để rồi tất cả trở thành nạn nhân “thịt da này dành cho thù hận, cho bạo tàn, cho tham vọng của một lũ điên”. Trò chơi xác người, một khi đã say máu, hầu như chặng chặng kết thúc vẫn còn là  một con đường còn quá xa.

 

Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông của chính quyền, xuất hiện cụm từ “quần chúng tự phát” để gây hấn tại các nơi tranh chấp tôn giáo. Và để biện minh cho thế giới rằng Việt Nam không có đàn áp tôn giáo, những cuộc xung đột đổ máu này được gán cho là sự căng thẳng, xung khắc giữa các tín đồ với thành phần “quần chúng tự phát” này. Hố thẳm của sự chia rẻ và hận thù giữa các tôn giáo đang được cới đào để chính quyền chiếm vị thế “ ngư ông đắc lợi “.

 

Hình như đến giờ phút này, người cộng sản vẫn mỉm cười nhìn những con thiêu thân “thịt da dành cho thù hận” giết chóc lẫn nhau, mà họ không hiểu hết được, vực thẳm hận thù một khi đã được đào xới, thì việc san lấp là cả một giá đắt, rất đắt, nhiều khi gấp ngàn lần mối lợi trong giây phút mà họ đã đạt được.

7 comments:

  1. Hay đấy , nhưng chỉ cần chăm sóc cho vài câu và vài con số chính xác hơn là hết xẩy !

    ReplyDelete
  2. Cám on TTKH nhe, đã tìm một vài thông số rồi đó.

    ReplyDelete
  3. hoan ho^ ban nay 1 cai! ... Hay cuu nuoc Viet ca'c ban oi!

    ReplyDelete
  4. => Nguyenyenson : Cám ơn anh đã đồng cảm.

    ReplyDelete
  5. => vuivui82 : Mỗi người một tay, một lời, có thể làm thay đổi một cái gì đó tốt hơn chăng? Bạn có nghĩ vậy không?

    ReplyDelete
  6. HMT viết rất khá nên đi show nhiều 1 chút cho mọi người biết .

    ReplyDelete