Tuesday 21 July 2009

Ở TRỌ

Trong một góc nhìn hết sức dân dã, động từ "ở trọ" tự nó hàm chứa một ý niệm mông lung, bất định, không chắc chăn. Về mặt cảm thức, động từ này chứa đựng một sự bàng quan, thiếu hẳn sự gắn bó thực sự với một nơi chốn, nó gợi lên một viễn cảnh hết sức tạm bợ "hay ở dở đi".

Người ta có thể ở trọ ngay trong chính gia đình của mình nếu sự liên kết giữa các thành viên bị bế tắc và gãy đổ ; hoặc trong một dạng thức khác, họ không thấy, hay đứng ngòai những họat động nhằm góp phần vào sự phát triển của gia đình. Đối với một kẻ ở trọ, sự vận hành của đời sống gia đình, theo hướng tốt hay xấu, không hề nằm trong suy nghĩ của họ. Nói cách khác, họ đi một nhịp trái ngược, không đồng bộ với bước đi của gia đình : Họ là người ở trọ, không có cùng cảm thức vui buồn về nó.

Theo một nghĩa loại suy, người dân có thể trở thành khách trọ ngay trong chính đất nước của mình khi mà vận mạng của dân tộc, tổ quốc được họ mặc nhiên chấp nhận trao vào tay của một nhóm người, hay một đảng phái .v.v. mà không hề bận tâm xem những người kia đang hành xử thế nào. Trong tâm tưởng của những "khách trọ " này không hề có chỗ cho những bận tâm, thao thức về vận mạng, tương lai của tổ quốc. Tóm lại, khi đứng ngoài như một người bàng quan với những biến cố, những sự kiện có ảnh hưởng đến vận mạng đất nước, người ta trở thành khách trọ trong chính tổ quốc mình.

Đã là khách trọ, mối tương quan với tổ quốc, dân tộc rất lỏng lẻo. Đã là khách trọ, thì việc điều hành đất nước, hoặc chủ quyền dân tộc được giao cho ai, sẽ đi về đâu, lệ thuộc vào quốc gia nào .v.v. khong  làm cho họ lo lắng. Họ trở nên một khách trọ hạng bét, ngay cả những lời phàn nàn và biểu tỏ quan điểm để đòi hỏi một "nơi ở " tốt hơn cũng không được kể đến.

Đã không ít một lần, tôi suy nghĩ về mối tương quan của mình và tổ quốc, tối thấy mình mang dáng dấp của người ở trọ hơn là người nhà. Đi xa hơn, tôi tự hỏi hòan cảnh nào, nguyên cớ nào đã đẩy tôi và rất nhiều, rất nhiều những đồng bào của tôi đến thái độ hững hờ như khách trọ ngay chính trong căn nhà tổ quốc của mình.

+ Nỗi lo lắng cơm áo gạo tiền của đời thường đã lấp đầy rong tâm trí, đến độ không còn chỗ cho những thao thức về dân tộc ?

+ Hệ thống giáo dục đã định hướng cho tôi và mọi người rằn g yêu nước là yêu XHCN, là yêu Đảng Cộng Sản. Chính vì sự nhù nhòa ý niệm này giữa tình dân tộc, tổ quốc với một tình cảm về ý thức hệ, đảng phái đã đẩy  ra khỏi tôi những tình cảm thiêng liêng đúng ra phải có của một công dân với đất nước mình ?

+ Phải chăng hệ thống chính trị chuyên chính vô sản bằng công an trị, mà đàn áp, khủng bố và bằng mọi thủ đoạn đã bóp nghẹt những con tim hy vọng, chỉ còn trừ lại nỗi sợ hãi đến độ phải đành đoạn quay lưng làm ngơ với những nỗi xót buốt của quê huơng?

Nếu thật sự thiếu vắng những tình cảm về quê hương, nếu thật sự đã để cho sự sợ hãi chóang đầy trong tâm hồn, tôi đã thật sự làm khách trọ ngay trên quê hương mình, và mặt thực của nó , tôi đã mất TỰ DO.

5 comments:

  1. Ý tưởng rất hay ! Mỗi người VN hiện đang là những khách trú ngay trên quê hương họ . Ý thức hệ của kẻ ở trọ với nơi họ trú ngụ tạm chính là ý thức vô trách nhiệm . Đây là mục đích của đảng CSVN, họ muốn đuổi tất cả người dân VN ra khỏi đất nước trong tư tưởng để được tự do thao túng ... Tư duy này chỉ có thể hiện hữu ở nơi những đứa ngu xuẩn !

    ReplyDelete
  2. => Monglehoa : Chỉ khi nào người dân ý thức thực sự đất nước này là của họ, và họ có trách nhiệm với chính vận mạng dân tộc, thì khi đó mới mong tình hình khá hơn. Còn lại thì ....

    ReplyDelete
  3. Đúng quá òi ! Làm sao để người dân ý thức được đất nước này là của họ ?

    ReplyDelete
  4. Người ta có thể đổ lỗi cho hòan cảnh, đời sống khó khăn, cơm áo gạo tiền để rồi buông bỏ mọi thứ. Người đã quen rồi với cuộc sống bấy lâu và cảm thấy hài lòng, an phận. Đôi khi, ngẫm nghĩ lại mà thương và đau xót cho người phải sống dưới / trorng hòan cảnh này. Chỉ biết thụ động và sống/ hưởng thụ (nếu có!) cho qua ngày. Càng lúc, ý thức về XHCN hay hai chữ tư do thật sự đã lu mờ, hoặc đã không còn là vấn đề phải quan tâm đến nữa trong lòng họ.
    Chúng ta chỉ còn cách chuyền tay nhau những thông điệp, những sự thật... qua những bài đọc như thế này. May ra, còn có những ai đóai hòai đến chuyện quê hương tổ quốc hay đánh thức những ai đã quên đi mình đang làm gì....
    Hy vọng vẫn phải nuôi mỗi ngày. Người Việt xa xứ, những sinh viên được du học khắp năm châu ... nhìn và ý thức để rồi suy gẫm và đòan kết, nuôi hy vọng cho thế hệ mai sau biết khát khao nhìn thấy quê hương mình thật sự tiến bộ, thật sự tự do.
    Cảm ơn HMT đã viết bài entry này để người có ghé ngang đây, người sẽ đọc và ngẫm nghĩ...

    ReplyDelete