Wednesday 15 July 2009

NHỮNG THẾ CỜ CHÍNH TRỊ (phần II)

Những vụ bắt bớ, khủng bố các nhà họat động dân chủ gần đây là một cách cố gắng của chính quyền Việt Nam nhằm lôi kéo dư luận tránh xa những ý kiến phản biện vốn đang dấy lên làn sóng phản đối ngày một nhiều nơi các tầng lớp trí thức, đảng viên.

Chưa khi nào chính quyền Việt Nam phải đối mặt với những tình huống bất lợi như hiện nay : một mặt phải đối diện trước sức ép của người "láng giềng Trung Quốc " mà những phân tích cho thấy, Trung Quốc đang mạnh mẽ đòi nợ cho sự bảo kê của họ đối với chính quyền Cộng Sản : khai thác bauxít, ký kết những hiệp ước biên giới (mà thực chất là nhường lãnh thổ ), gia tăng sức ép ở biển Đông trong việc bành trướng quyền kiểm sóat những vùng lãnh hải đang tranh chấp …, mặt khác phải đối diện với làn sóng bất mãn và phản đối nơi nhiều tầng lớp dân chúng, tất cả buộc Chính Quyền của Đảng Cộng Sản phải có những hành động đối phó.

Trước mắt, người ta đối diện với một làn sóng trấn áp mới. Không lạ gì khi thấy một loạt những vụ bắt bớ được tiến hành mà đối tượng được nhắm đến là những tiếng nói vốn mạnh mẽ chống lại những sự cúi đầu nhượng bộ của Chính quyền Cộng Sản với Trung Quốc, cũng như phê phán nạn tham nhũng, độc tài và đòi hỏi nhân quyền, dân chủ. Tuy nhiên, khi đi nước cờ sử dụng đàn áp này, chính quyền cộng sản đồng thời sẽ phải đối diện với những thách đố nghiêm trọng.

1. Gia tăng sự lệ thuộc vào Trung Quốc

Những vụ đàn áp đã gây nên những rạn nứt trong quan hệ ngọai giao của Việt Nam với nhiều quốc gia dân chủ. Có thể nói, những cố gắng trình bày về một Việt Nam tôn trọng nhân quyền và dân chủ mà  chính quyền Việt Nam làm trong thời gian qua, giờ đã bộc lộ cho thế giới một mặt trái của nó. Không lạ gì mà các tổ chức nhân quyền liên tục tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, các nước khác ra tuyên bố « quan ngại » về những hành động bắt bớ của Việt Nam. Một khi bị giải thiểu trong lãnh vực ngọai giao, để bù lại, ắt hẳn Việt Nam phải dựa vào một kẻ bảo kê không xa lạ là Trung Quốc. Chính điều này đẩy Việt Nam ngày càng đâm đầu vào vòng kim cô của quan thầy Trung Quốc. Không hẳn là chính quyền Cộng sản Việt Nam không hiểu được điều này, nhưng hình như, họ đã bị đẩy vào thế không còn khả năng chọn lựa khác. Lý do vì sao vẫn là một bí mật : người ta nói đến sự khống chế của Trung Quốc đối với những viên chức chính phủ, có những bí mật của Đảng Cộng Sản Việt nam mà Trung Quốc đang nắm giữ, trở thành dao kề cổ khiến Đảng Cộng Sản không có lối thóat.

2. Đẩy sự bất bình lên cao giữa nhà nước và nhân dân.

Những tiếng nói phản biện cho thấy sự bất mãn của giới trí thức, cựu tướng lãnh và nhiều tầng lớp nhân dân trước sự tham nhũng, bất tài và hèn nhát của chính quyền Cộng Sản. Với những cáo buộc mơ hồ về những nhà họat động dân chủ, mà con bài chủ yếu là điều 88 của bộ luật hình sự, người ta thấy rõ sự đàn áp cường quyền của bộ máy công quyền.

Chưa bao giờ niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng lại xuống thấp như thế khi người ta thấy rõ bộ mặt thật của CN Cộng Sản. Có thể, người ta lo sợ trước những khủng bố, nhưng điều này không có nghĩa là một đảm bảo cho sự bình yên. Giống như một cuộc đấu, chính quyền Cộng Sản chỉ còn con đường dùng « chuyên chính vô sản » để trấn áp và bảo vệ quyền lực. Những tuyên truyền đối với người dân chỉ là những sáo rổng. Chính đây mới thực sự là tử huyệt của cộng sản : Một huyệt mộ rất sâu chỉ được che lấp bởi sự đàn áp, khủng bố, một khi sự mâu thuẫn bị dồn nén quá sức, nó sẽ vỡ tan tấm lót này, và sức tàn phá của nó còn khủng khiếp hơn những gì xảy ra với cuộc cách mạng dân chủ ở Đông Âu.

3. Bài học cho những nhà họat động dân chủ.

Những vụ bắt bớ, cũng là dịp để cho những người họat động dân chủ tỉnh táo và khôn ngoan hơn trước một đối thú xảo quyệt và cường quyền. Người ta không thể đòi hỏi sự thay đổi của chế độ độc tài chỉ bằng những ngòi bút. Xét cho cùng, về tuyên truyền, chính quyền Việt Nam vẫn làm chủ một diễn đàn thông tin với hơn 700 tờ báo giấy và báo mạng truyền thông. Người dân Việt Nam cũng chưa đủ sự chuẩn bị cho một thay đổi ý thức hệ chính trị. Trong những điều kiện như vậy, sự riêng lẻ chỉ làm mồi ngon cho con dã thú đang khát máu.

Người ta cần phải học bài học về một chiến lược tổng thể, trong đó, có sự chủ lực của lưc luợng dân chủ, cộng với sự hậu thuẫn của những trí thức, tôn giáo và nhất là, phải có một lực lượng cấp tiến ngay chính trong hàng ngũ tướng lãnh quân độc , đảng viên.

Thời cơ đó chỉ đến trong tương lai. Có thể là gần hay xa, điều này còn tùy thuộc vào lực đẩy của những người trong cuộc.

1 comment:

  1. Niccolo Machiavelli từ lâu cũng đã lý luận rằng một ông hoàng “ … khi bị toàn thể dân chúng coi là kẻ thù thì sẽ chẳng bao giờ có thể giữ chắc ngôi vị của mình; và càng ác độc thì chế độ của ông ta lại càng suy yếu.” (trích từ : Từ độc tài đến dân chủ" :)

    ReplyDelete