Monday 18 May 2009

NGẬM NGÙI

Hàng năm, cứ đến dịp tháng Tư, chính quyền lại rầm rộ tổ chức biến cố đại thắng mùa Xuân 1975. Các phương tiện truyền thông mở hết công sức để một mặt, xiển dương chiến thắng của quân đội nhân dân Việt nam, một mặt, phơi bày sự thất bại của bè lũ "Mỹ Nguỵ ". Những hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân "bách chiến bách thắng" được xuất hiện nhan nhản trên báo đài, trong những cuộc mít tinh, trong những bài diễn văn chào mừng chiến thắng.

Bên cạnh những họat động ăn mừng chiến thắng đó, chính quyền cũng không quên nhắc đến những người đã nằm xuống trong cuộc chiến này, cũng như những anh hùng, những thương binh của quân đội nhân dân Việt Nam. Cả nước còn có ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sĩ, và trong những dịp khác nữa, như ngày quốc khánh 2/9, ngày kỷ niệm thành lập quân đội 22/12, những bài văn tủ về công trạng ấy lại được rầm rộ mở loa.

Tôi chợt thấy ngậm ngùi cho những thương phế binh của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Bản thân họ cũng là những người lính, họ cũng từng vào sinh ra tử cho một lý tưởng tự do của nền cộng hòa, những phần cơ thể để lại nơi chiến trường, cũng là những dấu nốt trong một bản anh hùng ca vì tổ quốc. Nếu Việt Nam Cộng Hòa không thất thủ, thì họ cũng trở thành những anh hùng, được nhắc nhớ và ca tụng trong những ngày kỷ niệm chiến thắng. Số phận của họ, cũng trở thành nghiệt ngã với vận hành của lịch sử. Ai dám chắc rằng, những kỷ niệm rầm rộ của người "chiến thắng ", không để lại nỗi bi hùng, ngậm ngùi tiếc nhớ nơi những người thương binh kia.

Lật lại lịch sử, con số những thương binh của Việt Nam cộng hòa, cũng không phải là con số ít so với thiệt hại của quân đội miền Bắc. Sau hơn 34 năm, kể từ ngày Sài gòn thất thủ, những đòn thù của những người chiến thắng, phải chăng là sự vô tình, vẫn còn lặp lại vào những dịp kỷ niệm chiến thắng, như vết thương, dù lành da lành thịt, những nhức buốt và đau đớn trong những cơn "trở trời " của ngày mừng chiến thắng.

Xét cho cùng, người lính chiến, dù là ở về phía nào, họ cũng đều là nạn nhân của những ý thức hệ chính trị, của những kẻ đầu cơ thời thế. Xương máu và sự sống của họ được đánh đổi và nhuốm màu đỏ cho những tấm thảm mà những vị tướng lãnh, giới chức chính quyền bước trên đường vinh quang. Có đôi khi, sự hy sinh của họ bị lãng quên và trở thành vô nghĩa trong những thay đổi của bàn cờ chính trị. Cuộc chiến biên giới 1979 với Trung Quốc, đâu phải ít những quân dân Việt Nam đã ngã xuống, nhưng vì một lực đè của "16 chữ vàng", người ta cũng phải đành đọan lãng quên. Máu đó, thịt xương đó, mạng sống đó , phải chăng là vô nghĩa ???

Kêu gọi xóa bỏ hận thù để đòan kết xây dựng đất nước, sao lại cứ mãi giày xéo và róc lại những vết thương vốn đã mong muốn lành da ???

2 comments:

  1. Nam nao ma hong co ngay hay hay de bieu duong. Cai nay ai cug biet ca. HMT viet bai nay cham vao noi dau cua nhug nguoi the he truoc i. Ca hai luc luong deu co noi dau, ke cuoi nguoi khoc. Co nhug nguoi ban o 02 chien tuyen, cug chia se noi dau, du ho biet rag cai dau vi chien tranh k the han gan duoc, chap nhan thuc te, nhug cai mat mat am tham, ho k the noi duoc vi thap co be hong.

    ReplyDelete