Friday 20 May 2011

NHỮNG MẢNH VỤN 6 : CHẾT VÌ CÔNG AN – VỞ TUỒNG “BẦU CỬ”

1. Chết vì công an :

Trong khi nấm mộ của ông Trịnh Xuân Tùng chưa kịp xanh cỏ, người ta lại bang hoàng nghe tin vụ chết người có liên quan đến công an ơ Sóc Trăng, và mới đây, cái chết tức tưởi của anh Nguyễn Công Nhựt tại công an huyện Bến Cát, Bình Dương như thêm một nét cọ thấm bằng máu vào bức tranh nhuốm màu bạo lực. Chỉ riêng trong 2 năm gần đây, số nạn nhân chết liên quan đến bạo lực từ công an đã trên 20 người.

Tất cả nạn nhân đều còn trong tình trạng khỏe mạnh và gồm nhiều thành phần dân khác nhau. Cái chết của họ không chỉ để lại một khoảng trống không thể bù lấp được trong gia đình vì họ chính là những cột trụ kinh tế, nhưng hơn tất cả, đó là sự mất mát của một “con người”, một thành viên trong gia đình.

Tôi đã tự đặt mình vào hoàn cảnh thân nhân của những nạn nhân, để cảm nhận đến tận cùng nỗi oan khiên, tức tưởi và uất hận của họ trước những cái chết thương tâm và vô lý đến độ không thể tin được.

Mức độ của những cái chết càng lúc càng đẩy tính chất oan khiên lên nạn nhân và gia đình : Cái chết mới đây của anh Nhựt, gắn liền với sự kiện gạ tình của thiếu tá công an Phú. Cuộc điện thoại gạ tình cuối của thiếu tá con heo này với vợ nạn nhân chỉ trong đêm trước ngày gia đình được báo cái chết.

Những thông tin cũng cho thấy, với sự bao che có hệ thống từ trên xuống, qua việc dựng hiện trường giả, làm sai lệch các tình tiết của vụ án, hay các kết quả khám nghiệm .v.v., thì mạng sống của người dân Việt Nam rất rẻ, nó hoàn toàn tỉ lệ nghịch với quyền sinh sát trong tay của lực lượng công an và chính quyền.

2. Những vở diễn hài của lịch sử : Bầu cử quốc hội.

Hệ thống tuyên truyền của chính quyền đang mở hết công sức quảng cáo cho vở diễn, mà kịch bản và nội dung đã quá quen thuộc với người dân : Đảng cử dân bầu. Kịch bản và nội dung cũ, chỉ có những diễn viên được thay đổi theo thời gian mà thôi.

Người dân Việt Nam lại bị buộc phải xem vở diễn này. Từ hồi đầu tiên với tên gọi là “hiệp thương” giới thiệu ứng cử viên  của diễn viên “mặt trận tổ quốc”, trong đó có việc “đấu tố” để loại bỏ những diễn viên tự do muốn thay đổi kịch bản của vở diễn vốn đã nhạt như nước ốc này, chẳng hạn như việc xảy ra với ông luật sư Lê Quốc Quân.

Thực chất, cái quốc hội mà chính phủ Việt Nam luôn tuyên truyền là quyền lực cao nhất, là đại diện cho nhân dân, thì đó chỉ là nói láo : cứ nhìn vào tỉ lệ đảng viên trong thành phần quốc hội thì sẽ thấy một thực tế ngược lại. Hình như có một tam đoạn luận ở đây : Đảng đại diện cho nhân dân, quốc hội với đại đa số đảng viên, nên quốc hội là đại diện cho dân (sic).

Bao giờ người Việt mới có quyền hạn thực sự để có thể tự do chọn lựa từ chối hay  tham gia những vở kịch với kịch bản quá tồi???

3 comments:

  1. Đợt này tớ "cử" hẳn em "Tina chân dài" đi "bầu", cậu ạ! :)

    ReplyDelete
  2. Nhớ mang bỉm cho em, kẻo đang bầu lại ...

    ReplyDelete
  3. Chủ trương của tớ là "chủ động không mang bĩm", để cô chân dài này đến tặng cho mấy vị đại biểu một tí nước hoa gọi là...chúc mừng quốc hội!

    ReplyDelete