Thursday 15 March 2012

NHỮNG CÁI CHẾT VÔ NGHĨA ???

Thầy tôi hay trích dẫn câu nói "Nơi đây an nghỉ một người đã không biết mình sinh ra để làm gì" để chỉ một người sống không có mục đích, không lý tưởng.

Nếu không biết sống để làm, thì có lẽ cũng chẳng cần phải đặt câu hỏi : vì sao mình chết, và mình chết vì điều gì? Hình như là điều rất thật đang tồn tại trong cuộc đời này : Có những cuộc sống bất định, không phương hướng, và có những cái chết vô nghĩa, vô giá trị.

Nhưng vấn đề không đơn giản : đâu là tiêu chuẩn để đánh giá một cuộc đời, và những điều kiện nào được dùng để đong đếm giá trị của một sự chấm dứt? Những tiêu chuẩn ấy nằm trên trục của những tiêu chí và nhân sinh quan nào? Điều này quả phức tạp, vô cùng phức tạp.

Ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc với khí tài vượt trội, đã tấn công vào bãi Gạc Ma của quần đảo Trường Sa, làm thiệt mạng 64 binh lính Việt Nam. Cuộc chiến bất cân xứng về sức mạnh quân sự kết thúc nhanh gọn, và nước biển ngày ấy thêm vị mạn chát bởi của máu những của những người lính bảo vệ biển đảo của Tổ quốc đã đổ ra.

Sau gần 25 năm, với những chuyển biến về quan hệ ngoại giao giữa hai Đảng Cộng Sản, những cái chết kia hình như PHẢI BỊ QUÊN ĐI để không ảnh hưởng đến tình hữu nghị đồng chí 4 tốt của hai Đảng. Những cái chết, tưởng như là anh hùng vị quốc vong thân, giờ trở thành những vật cản, những cái gai trong mắt của hai Đảng đang muốn nhìn về tương lai được vẽ lên bởi 16 chữ vàng : "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Tuyệt nhiên, không hề một dòng tin, một bài viết nào trong hệ thống báo đài tuyên truyền của Chính quyền Việt Nam nhắc đến sự kiện này.

Người ta chỉ không muốn nhắc đến, không muốn tưởng niệm, không muốn ôn lại những gì là bi thương, vô nghĩa, vô giá trị trong cuộc đời.

Ngày 14/3, trên các mặt báo, vẫn có tin về người chết tai nạn lật xuồng, có tin người chết vì đụng xe, bên cạnh các tin thường xuyên của chủ đề "lộ hàng của ngôi sao", "đám cưới khủng", "mại dâm" .v.v.

Những cái chết ở biển đảo kia, hình như không còn mãnh lực để thu hút sự quan tâm của dư luận. Nó cần phải lãng quên. Không biết có một chỉ thị rõ ràng nào của ban Tuyên giáo về điều này chăng? Nhưng sự im ắng của hệ thống báo đài theo "định hướng" này, cũng có thể là một câu trả lời rất rõ ràng.

Ngược lại sự im ắng của hệ thống tuyên truyền nhà nước, rất nhiều những trang blog viết về biến cố lịch sử này.

Những trang blog vốn rất dễ bị quy chụp là do sự 'xúi quẩy" của thế lực thù địch, dễ bị đội mũ là "phản động", lại không muốn quên lãng những sĩ tử vị quốc vong thân. Những thành phần bị tuyên giáo của Đảng coi là "lề trái" lại không bao giờ muốn máu của các chiến sĩ đã chết vì Tổ quốc đổ ra vô nghĩa như những cái chết thiêu thân của đua xe, chơi thuốc. Những người mà Chính quyền luôn nhìn ngó với con mắt hằn học như thể kẻ thù của dân tộc lại không bao giờ muốn cái chết của những chiến sĩ ở Gạc Ma trở thành những cái chết vô nghĩa và vô giá trị.

Vậy đã rõ, ai là người vì lợi ích đảng phái riêng tư để bỏ qua những giá trị lớn lao và thiêng liêng của dân tộc!

Im lặng trước biến cố này, điều ấy cũng đồng nghĩa với việc xiển dương quân đội Trung Hoa đã thảm sát các chiến sĩ ở Gạc Ma.


PS : Hình "qui hoạch" từ blog Mai Thanh Hải.

7 comments:

  1. Ngày 14/ 3 năm nay là một ngày đặc biệt ...

    Ngày tưởng niệm tiễn đưa những người bạn xấu số về bên thế giới khác .
    Một ngày trời nóng bức dữ dội vào buổi trưa đủ để bực bội , đủ để chị từ giã mọi vấn đề còn bỏ ngỏ luôn day dứt chị khi nghĩ đến ...

    ReplyDelete
  2. Đúng là hôm đó trời thật nóng bức! Nếu duy tâm, thì có lẽ sẽ nghĩ đến vong linh của người xưa trở về... Trời ngột ngạt và oi nồng... Có phải vì muốn một sưởi ấm cực độ cho những xác thân đã từng vui sâu trog lòng đại dương lạnh lẽo, cô quạnh...

    ReplyDelete
  3. Nghĩ lại bây giờ chị mới hiểu được tại sao mà lời văn của em ướt át đến như thế dù em đang viết về thời cuộc . Em thổi vào nó một nỗi lòng day dứt về quê hương ,
    Ngày đó nếu không có một lý lịch gia đình Ngụy thì chị cũng đang là Đảng viên cộng sản . Day dứt , phấn đấu và có lúc thấy ghét cái lý lịch nhưng hôm nay có thể rủ bỏ những suy nghĩ cũ kỉ được rồi !

    ReplyDelete
  4. Bộ thấy văn phong em ướt át lắm sao? Đang tự nghĩ có nên thử nghiệm viết tiểu thuyết không nè!!!
    Đúng là đã từng có thời như vậy, và có những hoàn cảnh như vậy chị ạ. em vẫn nhớ những bạn bè, khi ghi lý lịch trích ngang, lấy làm mặc cảm vì có sự liên hệ với chế độ cũ. Nghĩ cũng phải, ở Việt Nam nó vậy. Chứ em có người bạn du học bên Châu Âu, gia đình bạn ấy làm "cách mạng" to lắm, nhưng bạn ấy nói, ở Pháp, bạn ấy không bao giờ nói bạn ấy là con của cán bộ gộc cả! Lại một cảm giác xấu hổ ...

    ReplyDelete
  5. Viết tiểu thuyết đi . Em mà viết thì chắc là rất hay . Ủng hộ em HMT .
    :)

    ReplyDelete
  6. có thời VN căng thẳng với TQ nhất là vào năm 79, khi đó nhà nước ,đảng CS ,chính phủ VN hừng hực lôi nhân dân vào cuộc chiến tranh phía bắc,bao người thanh niên đã đổ máu ở Lạng Sơn ...người Tầu bị xua đuổi sang các nước trung lập...loay hoay thế nào VN&TQ lại huề nhau ,lại bá vai bá cổ nhau làm 4 tốt 5 tốt, đúng là cái lưỡi không xương nhỉ,thật nực cười

    ReplyDelete
  7. Mấy vị nhà Viet mình lại cho bọn Tâù mướn nhiều đất quá 300 nghìn ha rừng ... Trời ơi đầu họ chứa tàu hủ ?
    50năm , ai còn sống để đòi ?

    :(

    ReplyDelete