Sunday 5 April 2009

DÂN CHỦ


Gia tai cua me - Khanh Ly

Nếu một chế độ DÂN CHỦ, trong đó, người dân có tiếng nói và có thực quyền để quyết định những chính sách của chính phủ trong việc điều hành đất nước, cũng như có đầy đủ những quyền cơ bản xét theo Công ước quốc tế về Nhân Quyền (Tự do ngôn luận, tín ngưỡng, tôn giáo, được bảo đảm những quyền lợi cơ bản về ý tế, giáo dục, điều kiện sống ...), thì ý niệm và thể chế đối lập của Dân chủ là Độc Tài.

Trong chế đ đc tài, s điu hành đt nước đến t mt dòng h (cha truyn con ni ), hoc mt nhóm người (t chc, đng phái ...). Hình thc này đôi khi có th được che du bng chiêu bài "dân c ", "dân bu ", nhưng thc tế bên trong là s dàn xếp gia các phe cánh chính tr, và ch dành riêng cho nhng loi đi tượng, đng phái riêng bit. Cũng dễ dàng nhận thấy, trong chế đ đc tài, nhng quyn li căn bn ca con người được "đóng khung " trong những thuật ngũ pháp lý mơ hồ, nhằm dễ dàng quy kết một khung hình luật,  và cũng được qun lý cht ch, vì nhng quyn li này, là đc trưng ca th chế Dân Ch, cũng đng nghĩa vi s đi lp ca đc tài.

Khi một chính quyền ra sức đàn áp và tìm cách khống chế những phong trào dân chủ, thì cái định đề ngược kéo theo của nó là sự bộc lộ một chế độ độc tài. Nói cách khác, một trong những tiêu chí để khẳng định một thể chế chính trị có độc tài hay không, người ta có thể căn cứ vào thái độ "thù nghịch " hay "thân thiện " của chính quyền đối với dân chủ.

Để lý luận và biện minh cho chế độ độc tài, chính quyền thường, hoặc mị dân bằng những phong trào dân chủ giả tạo, bằng tuyên truyền về dân chủ, tự do, nhân quyền, nhưng giải thích theo một nghĩa "cây nhà lá vườn ". Theo định đề này, dân chủ là một khái niệm biến thiên theo từng dân tộc, và hệ luận của nó là mỗi quốc gia có một khái niệm dân chủ riêng biệt, được cắt nghĩa bởi nhà cầm quyền. Xét như thế, dân chủ không còn là quyền lợi căn bản của người dân, nhưng là một ân huệ của chính quyền. Có thể sánh ví bằng hình ảnh nôm na này : Nếu dân chủ là một bầu khí mà đúng ra người dân được quyền hít thở, thì với khái niệm "biến thiên ", chính quyền có thể thắt lại cái hầu bao không khí đó, và người dân chỉ có thể hít thở chút khí trời. Sự độ lượng với độ thắt mở hầu bao của chính quyền là ân huệ cho người dân.

Một lý luận khác cũng thường được sử dụng, khi cho rằng dân trí của người dân chưa cao, họ không quan tâm đến dân chủ, nhân quyền, mà chỉ quan tâm đến vấn đề cơm áo gạo tiền (Khái niệm này đã từng được một đại biểu quốc hội điều trần với uỷ ban nhân quyền Châu Âu, theo đó, người dân Việt Nam chỉ cần có cái ăn !!??). Không còn lời bình luận nào đủ độ phi lý để bình luận cho quan niệm này. Bởi lẽ, nó không chỉ hạ thấp nhu cầu căn bản, nhân phẩm của người dân, mà còn cho thấy tiền đồ của một dân tộc chỉ căn cứ vào những nhu cầu vật chất.

Nếu xét theo những tiêu chí trên, thì người ta có thể đánh giá ở Việt Nam, dân chủ hiện đang ở mức độ nào, cũng như đánh giá chính quyền có phải là độc tài hay không!

Điều 4 Hiến pháp qui định Đảng Cộng Sản là giai cấp lãnh đạo đất nước.

Nếu đổi vế "Đảng Cộng Sản " bằng một khái niệm "dòng họ vua ", thì sự điều hành ở Việt Nam có tính "cha truyền con nối " trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng Cộng Sản. Thực tế, ở Việt Nam, người ta chưa thấy ở một xã nào (đơn vị hành chánh căn bản của Việt Nam) có một lãnh đạo (chủ tịch UBND xã) là người ngoài Đảng.

Cũng vậy, những nỗ lực bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của người dân, là một hình thức "thù nghịch " với dân chủ.

Phải chăng, ở Việt Nam, người dân không có nhu cầu về dân chủ và nhân quyền ?

Xét về mặt lý luận, nếu dân chủ là một quyền cơ bản của người dân, thì quyền này gắn liền quyền công dân. Nó giống như mọi quyền lợi khác, mà người dân cần phải có. Và nếu người dân chưa ý thức, và chưa có cơ hội để thực hiện dân chủ, thì hoặc nó đã bị nhà cầm quyền hạn chế, cấm cản, hoặc chính những chính sách giáo dục và điều hành đất nước của chính phủ chưa đủ tầm để người dân có thể ý thức đủ và đúng về quyền lợi của mình.

Dân chủ chỉ có thể đến được, khi người dân thấy được rõ quyền lợi, trách nhiệm và bổn phận của mình đối với đất nước, để thấy rằng, sự hưng thịnh hay suy vong của một dân tộc, không phải nằm trong tay một đảng phái, nhưng là ý chí, là quyết định của toàn dân, trong đó, mỗi phần tử có một tiếng nói, và tiếng nói của họ thực sự có trọng lượng. Ngày nào người dân còn thờ ơ với vận mệnh của quốc gia, ngày đó, dân chủ vẫn còn là ý niệm xa lạ.

Như vậy, giáo dục về ý niệm dân chủ, là nỗ lực cung cấp cho người dân có khả năng khẳng định về quyền lợi của mình, có khả năng đánh giá những chính sách của chính phủ và biết được thực tế của lịch sử, với những phương thức điều hành đất nước của chính quyền. Muốn như vậy, họ cần phải được cung cấp đầy đủ những thông tin, có được quyền trình bày những quan niệm riêng mà không sợ hãi. Một khi người dân được cung cấp đầy đủ những thông tin, họ có khả năng đánh giá độ chính xác của một vấn đề, có khả năng chọn lựa một chính quyền thực sự vì dân tộc, vì đất nước.

Xem ra, con đường dân chủ, dù là đích đến tốt đẹp, nhưng còn là con đường quá xa vời và quá khó khăn, gập ghềnh với Việt Nam.

 

 

3 comments:

  1. duong di kho khong kho ... nam chat tay nhau de con duong kho ay luon duoc ho tro nhau, va buoc di vung chat hon ...muc den Dan Chu se gan gui hon ban nhe! :)

    ReplyDelete
  2. Su cũng có những tấm hình như trên do chính mình chụp đoá hic, thực sự những giây phút tuy ngắn ngủi, tuy bị công an, bảo vệ ngăn cản, làm khó, nhưng lòng yêu nước và trách nhiệm với dân tộc khi đó dâng lên cao lắm.
    ĐCS còn tồn tại, đừng mong có dân chủ. chỉ khi nào cộng sản thực sự sụp đổ, người dân mới có tiếng nói mạnh mẽ cho lẽ phải, công bằng, và trách nhiệm công dân với đất nước.

    ReplyDelete
  3. =>vntdnews : cái khó là sự thay đổi ý thức chính trị của người dân!!! Cần phải có thời gian, có cơ hội, có nhữngngười tâm huyết với dântộc bạn ạh!
    => Su : CS có thù lớn lắm với dân chủ đó! chỉ có điều, người ta chưa nghiệm và chưa dám nói lên sự thật này!

    ReplyDelete