Thursday 12 February 2009

CHIẾN CÔNG MỚI CỦA CAND VIỆT NAM

Thông tin nổi bật trên hầu hết các trang báo của hệ thống truyền thông Việt Nam ngày hôm qua đều đồng lọai đưa tin về "chiến công " thần tốc của lực lượng công quyền khi tiến hành thủ tục pháp lý bằng việc khám xét và bắt tạm giam ông Hùynh Ngọc Sỹ, người bị cáo buộc liên quan đến những bê bối tài chính trong nguồn vốn tài trợ của Nhật Bản.

Khác với những vụ xử lý gấp gáp dành cho những người đòi hỏi dân chủ, cũng như những vụ xử 'như tên lửa " tại Thái Hà ... điều mà ai cũng thấy, thủ tục này chỉ tiến hành với sức ép lớn lao của chính phủ Nhật Bản. Người ta cũng thấy có sự liên hệ giữa những biến cố ngọai giao với những thủ tục "nhát gừng " về xử lý của chính quyền Việt Nam. Trước đó, việc đình chỉ chức vụ của ông Sỹ chỉ xảy đến khi phía Nhật Bản tuyên bố tạm ngừng cấp vốn ODA, rồi mới đây, việc khám xét tư gia và bắt giam ông Sỹ chỉ xảy ra khi có chuyến viếng thăm ngọai giao của Thái tử Nhật Bản. Tính thời gian từ lúc có những thông tin của chính phủ Nhật Bản cáo buộc quan chức PCI hối lộ (tháng 8/ 2008), cho đến kết quả vụ xử án các quan chức này (tháng 1/2009), thì việc tiến hành những thủ tục pháp lý của chính quyền Việt Nam là cả một khỏang thời gian đủ để dàn xếp và cũng để tẩu tán, sửa đổi những chứng cứ pháp lý. Điều này cho thấy quyết tâm chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam "cao " đến mức độ nào.

Hơn nữa, tội danh ông Sỹ bị bắt và điều tra, được gói gọn trong điều khỏan 281 của bộ luật hình sự về "lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành nhiệm vu " mà cụ thể là liên quan đến việc ông Sỹ cho PCI thuê nhà. Cụm từ "tham nhũng", "nhận hối lộ", theo cơ quan tư pháp của Việt Nam hình như không tồn tại trong trường hợp vụ án của ông Sỹ ?! Khái niệm về nhận hối lộ và tham nhũng của Việt Nam khác với Nhật Bản ??? Thực tế, bút lục cáo buộc của tòa án tại Nhật Bản, và hình phạt dành cho các quan chức PCI là cạnh tranh bất chính trong việc đưa hối lộ cho các công chức ngọai quốc. Tại Việt Nam, trong thuật ngữ pháp lý, luôn tồn tại những khái niệm hết sức trừu tượng như "lợi dụng chức vụ, quyền hạn ...", "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng ... " để xử lý các viên chức, hoặc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ ...", "gây rối trật tự công cộng " dành cho giới phóng viên, hay những nhà họat động dân chủ . Chính những thuật ngũ này là cửa ngõ cho việc hành xử khá tùy tiện của hệ thống tư pháp Việt Nam.

Mặt khác, với những diễn biến mới đây trong việc xử lý báo chí, và khép lại những qui định đưa tin của báo chí về những vụ án nhậy cảm này, thì rõ ràng, những điều tra riêng biệt khác khó lòng thực hiện, và sự thông tin, khách quan của vụ án này cũng không được mong chờ. Hình như, sự kiểm chứng duy nhất còn lại chỉ đến từ phía Nhật Bản. Có phải vì vậy mà cho đến giờ phút này, bộ tư pháp của Nhật Bản vẫn giữ lại những thông tin quan trọng của vụ án, và chờ đợi những điều tra của chính quyền Việt Nam

Như thế, việc chậm chạp trong tiến trình điều tra, xử lý, việc đánh giá về tội danh với những thuật ngữ mập mờ, cũng như những đòn thế trước đó dành cho báo chí, người ta có thể thấy được quyết tâm của chính phủ Việt Nam trong việc chống tham nhũng ở mức độ nào.

Nếu trước đó, giới truyền thông đã gọi tham nhũng là một quốc nạn, thì giờ đây, việc chống tham nhũng và xử lý tham nhũng, phải chăng lại là một quốc nạn thứ hai mà Việt Nam phải hứng chịu ???

Tự nhiên nhớ đến bài thơ "Á tế á ca " khi gọi hòan cảnh Việt Nam thời phong kiến thuộc địa là "một cổ hai tròng " !

No comments:

Post a Comment