Friday 2 December 2011

CUỘC CHIẾN NHÂN DÂN.

Những thất bại trong việc quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã để lại một di sản què quặt cho tương lai. Những món nợ do các tập đoàn kinh tế nhà nước, những "quả đấm thét" giờ đây đang phát huy tác dụng tàn phá của nó trên căn nhà kinh tế được vẽ bởi "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" khiến chính phủ phải tìm cách "tái cơ cấu", một thuật ngữ mập mờ để hòng đánh lừa dư luận về những thất bại kinh tế.

Trong khi đó, nạn tham nhũng như những vòi bạch tuộc ma quái tiếp tục thò vòi khua khắng mọi thứ có thể bằng những hệ thống xúc tua từ trung ương đến địa phương, làm cho khối cơ thể èo uột kia thêm kiệt quệ. Mặt trái của tình trạng tham nhũng này lại chính là một thông điệp rất rõ ràng về độ khả tín bền vững của chế độ khiến ngay cả những cốt cán của hệ thống quyền lực của chính phủ Việt Nam cũng phải nhanh tay quơ quào những gì có thể được nhằm chuẩn bị cho một giai đoạn mới, giai đoạn mà họ không còn khả năng để tận dụng vị trí Đảng độc quyền hầu chiễm giữ tài sản công.

Cũng như Trung Quốc, những phát triển bề nổi không che giấu được những mâu thuẫn âm ỉ bên trong vì sự bất bình đẳng xã hội, thì Việt nam cũng không tránh được những rạn nứt nội tại trong chính sách xã hội. Để đối phó với sự phản kháng của những thành phần nhân dân, hệ thống công an được huy động để bảo vệ nhóm đặc quyền đang ngốn một khoản ngân sách đáng kể để duy trì sự ổn định xã hội. Như thế, để cung dưỡng cho những vật bảo vệ "công an" này, chính quyền phải tăng các khoản thuế, hay hạn chế những chính sách an sinh xã hội dành cho người dân. Số phận của người dân vì thế càng khó khăn, sự dồn nén của những mâu thuẫn xã hội càng bị đẩy vào thế bức bí và áp lực ngày một tăng.

Để có đủ tài lực để thỏa mãn đội ngũ đảng viên cũng như hệ thống bảo vệ, chính quyền không còn con đường nào khác ngoài việc đẩy mạnh việc chiếm đất và tham nhũng. Chính trong sự vận động này đã khơi lên những mâu thuẫn âm ỉ mà việc muốn chiếm đất của Thái Hà là một ví dụ, một sự điển hình muôn vàn những vụ lấn chiếm đất đai của dân cho những dự án để tiền chảy vào túi nhóm đặc quyền.

Khi Nhân dân trở thành đối tượng cho những sự bóc lột và cưỡng chiếm mới, thì cũng là lúc cuộc chiến giai cấp hiện đại đã được khơi mào.


4 comments:

  1. HMT nè, PP muốn cầu cho nước mình ba điều ước :

    - Lòng ham muốn vơ vét của cải của chung của những người cầm quyền có đáy đừng quá sâu, biết chạnh lòng vì tình người, không giúp được người thì ít ra không hại người.
    - Những người có ảnh hưởng trong xă hội cản đảm đứng ra tranh đấu cho những người thấp cổ bé họng, mặc dù điều này không liên quan đến quyền lợi của họ.
    - Mỗi người dân mình có suy nghĩ độc lập về sự tự do, bình đẳng. Không theo lối ' Gió chiều nào ngả chiều ấy ', đặc điểm này dễ bị chức quyền, tiền bạc , danh lợi, ect làm họ lu mờ ý chí dẫn đến biến hóa những phẩm chất tốt đẹp vốn có nơi mỗi người.

    Chúc HMT may mắn có những người bạn cùng tâm hướng bồi đắp cho một Vietnam công minh. Đôi lần PP tự hỏi mình có cần học cách tiếp cận với những người nghịch lại với ta về tư tưởng ? Đối thoại để cảm hóa họ dần dần hay tiếp tục cuộc hành trình lên án, đối nghịch ? Giải pháp nào hữu hiệu nhất cho tình hình Vietnam hiện nay ?

    ReplyDelete
  2. Cám ơn PP nhiều, nhưng mà người cộng sản không cảm hóa được đâu. PP có thấy những hạng người, vừa độc ác, dốt nát nhưng lại rất cao ngạo, luôn lấy sức mạnh và đàn áp làm phương tiện đối thoại ..v.v.v. họ chỉ đổi màu, chứ không bao giờ đổi tâm hồn và suy nghĩ đâu!

    ReplyDelete
  3. PP đồng ý với HMT về đặc tính của CS: như những chú tắc kè! Có khi nào một lúc nào đó tắc kè này hết khả năng đổi màu nếu chúng không còn rừng rậm để nương náu ? Minh nghi Vietnam khó lòng chấm dứt CS nếu anh chàng khổng lồ Trung Cộng còn đứng bên lập lòe hăm dọa. Phải chăng nếu Trung Cộng đổ thí giấc mơ ' Chapi Vietnam dân chủ ' sẽ mau thành hiện thực ? PP thay vì mơ dân chủ cho Vietnam, từ nay sẽ cầu cho anh chàng khổng lồ thâm hiểm
    kia đổ trước

    ReplyDelete