Tuesday 27 September 2011

ĐIỀU GÌ LÀM NHÀ NƯỚC TRỞ THÀNH KẺ CƯỚP ???

Trong bài diễn văn trước quốc hội Đức, nhân chuyến viếng thăm quê hương, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, khi nhấn mạnh đến nền tảng chính yếu của cơ chế chính trị trong một xã hội dân chủ, đã trích dẫn tư tưởng của Saint Augustin thế kỷ III “Đánh mất nền công lý thì Nhà Nước còn lại điều gì, ngoài lũ trộm cướp”.

Phải thú nhận rằng, sự hiện đại của khoa học kỹ thuật trong thế kỷ XXI, chưa hẳn là tất cả thước đo của sự văn minh, nếu đối chiếu những nguyên tắc căn bản về quyền con người, về khái niệm chính trị của những nhà tư tưởng thời cổ đại. Khi chỉ ra rằng, thể chế “chính trị” phải được xây dựng trên hệ thống pháp lý, và tôn trọng nền công lý, như điều kiện căn bản và tiên quyết để đánh giá mức độ hoàn hảo của một hệ thống chính trị, điều này cũng có nghĩa : người ta sẽ nhìn vào sự tôn trọng công lý để nhận định sự khác biệt giữa nhà nước dân chủ, và những bè “trộm cướp” núp bóng danh xưng “chính quyền, Nhà Nước”.

Không khó để chứng minh luận điểm này.

Chúng ta đã có không ít hơn một lần những bài học lịch sử để đánh giá cho nhận định kia : Người ta vẫn còn rùng mình khi nhắc, khi đọc lại những trang viết về những buổi đấu tố trong đợt cải cách ruộng đất ; người ta chưa quên được sự uất nghẹn của những vụ án “Nhân văn - Giai phẩm”; nạn nhân của những cuộc cải tạo công thương, đánh tư sản hình như vẫn chưa bao giờ thống kê cho đủ; những xác chết còn chưa được xác định nấm mồ của những đợt tập trung cải tạo, tịch thu tài sản của “ngụy quyền”, con số những thuyền nhân “bỏ của chạy lấy người” đã phơi xác ngoài biển hay mất tích vẫn là một ẩn số; và hôm nay, danh sách của những dân oan bị mất đất vẫn tiếp tục tô đậm cho những nét vẽ về sự chà đạp công lý, khiến chữ Nhà nước hình như đã nhù nhòa và giao thoa với chữ “kẻ cướp”. Sự đau khổ và uất ức của những nạn nhân bất công xã hội, bao giờ cũng tỉ lệ thuận với những cách thức cướp cạn của chính quyền.

Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày một gia tăng. Bên cạnh những thông tin về sự bần cùng của lớp dân nghèo mà thu nhập chưa đến 1USD/ngày, người ta cũng có thể đọc thấy những cách ăn chơi và tiệc tùng rất “đẳng cấp” như thể ném tiền qua cửa sổ của một tầng lớp tư sản và viên chức chính quyền. Đáp số lý giải của điều này không quá khó : sự cấu kết giữa viên chức chính quyền và thương gia (nhóm lợi ích) đã thâu tóm phần lớn tài nguyên kinh tế. Cơ chế chính trị là nguyên nhân của tham nhũng và bất công xã hội. Một cơ chế chính trị càng độc tài, càng bóp chặt tự do và vi phạm công bằng xã hội, thì nạn nhân của những trò cướp bóc tinh vi này càng nhiều. 

Ông bà mình vẫn đúng khi từ lâu đã chỉ mặt đặt tên chính xác lũ cướp này :”cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”.

Ngẫm lại không hề sai, “khi đánh mất nền công lý thì Nhà nước còn lại gì, ngoài lũ trộm cướp”.

 

 

 

6 comments:

  1. biết đâu nay mai có cuộc Cách Mạng hoa lan hoa huệ nào đó dân VIỆT lại được hả hê đấu tố giai cấp tư bản đỏ:D

    ReplyDelete
  2. Thực ra cũng không thể nào đoán được. Vì người Việt Nam mình có tính thù dai và rất tàn bạo khi ra tay. Lịch sử của những cuộc chiến đã cho thấy điều ấy. Bởi vậy, hy vọng có một sự chuyển đổi hơn là một cuộc cách mạng, vì cách mạng phải đổ máu và đổ máu rất nhiều, rất khốc liệt. Mà sự thường, người cộng sản ít khi nào chịu chuyển đổi, trừ khi vào thế bỉ cực. Nhưng lúc đó ...

    ReplyDelete
  3. nếu VN có sự chuyển đổi và có nền dân chủ thực sự như phương tây thì sẽ ko có oán thù, đấu tố ... nếu có nền dân chủ rỏm thì nhân dân vẫn lầm than cơ cực

    ReplyDelete
  4. Miễn bàn! Vì mình bị cướp từ khi còn trong...trứng rồi! :(

    ReplyDelete
  5. Trời, vậy còn lại cái gì đây???

    ReplyDelete