Monday 23 March 2009

NGÔN NGỮ CHÍNH TRỊ

Trước việc tập đoàn PB tuyên bố rút khỏi dự án khai thác dầu khí tại vùng Nam Côn Sơn, Bộ Chính trị đã phải vội vàng chỉ đạo cho ông Lê Dũng lên tiếng thanh minh về lý do tập đoàn PB rút khỏi dự án này. Theo đó, lý do chính yếu được nói đến là các yếu tố "thương mại và kỹ thuật ".

Rõ ràng, dù muốn hay không, vấn đề liên quan đến tranh chấp nơi vùng biển Đông đã trở thành hết sức nhậy cảm. Chính Phủ Việt Nam bị đặt giữa một thế khó xử. Và việc vội vàng lên tiếng này cho thấy hai chiều sức ép mà chính phủ Việt Nam đang phải chịu : sức ép chính trị của Trung Hoa và những tiếng nói của dự luận, dân chúng Việt Nam. Đây không phải là lần đầu tiên một tập đoàn kinh tế nước ngoài rút khỏi Việt Nam, nhưng lần này, người ta thấy bộ Chính Trị phải chỉ đạo để có tiếng nói trấn an dư luận. Lý do chính là vì vấn đề này liên quan đến vấn đề Việt Nam đang đối phó, trước những bước tiến của Trung Quốc trong việc thực hiện dã tâm thôn tính vùng Biển Đông.

Những thông tin gần đây liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đã bị chỉ trích rất nhiều, không chỉ từ những nhà dân chủ, hay cộng đồng người Việt ở hải ngoại, nhưng từ trong nước, cái giới chức quân sự, trí thức, cũng đã bằng nhiều cách, lên tiến chỉ trích quyết định của Bộ Chính Trị. Đặc biệt, sự kiện này xảy ra trong một tình thế phức tạp, khi mà chính trường Việt Nam đang nóng hổi với sự chấp thuận vội vàng để Trung Quốc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, một dự án gặp rất nhiều sự phản đối của giới trí thức và quân sự.

Trở lại vấn đề của PB, từ trước đó, tháng 6 năm 2007, PB đã tuyên bố tạm ngừng theo đuổi dự án thăm dò và khai thác tại khu vực này, trước áp lực của Trung Quốc mà PB diễn tả bằng từ ngữ "để cho các nước liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề "! Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, vùng này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mà vẫn phải chị những áp lực của Trung Hoa. Và kết quả tuyên bố rút khỏi dự án mới đây của PB, dù được phát biểu bằng một ngôn từ "ngoại giao " là "yếu tố thương mại và kỹ thuật " thì người ta vẫn thấy nằm sau những ngôn ngữ này, là một sức ép thực sự của Trung Hoa.

Hơn ai hết, chính phủ của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiểu rõ những thông điệp giấu trong ngôn ngữ ngoại giao này, bởi lẽ, họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc "chơi chữ ". Chẳng hạn, khi tuyên bố về việc hoàn tất việc cắm cột mốc phân biệt biên giới trên đất liền với Trung Hoa, Lê Dũng đã tuyên bố "đó là một quá trình làm việc của hai nước theo phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt ", người ta thấy thiếu vắng yếu tố quan trọng là tài liệu lịch sử, với những hiệp ước biên giới đã được phân định từ thế kỷ XIX mà lại nói đến yếu tố ngoại giao "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện ..."

Điều mà ngời ta có thể nhận thấy, dù được che giấu dưới những ngôn từ ngoại giao, thì sức ép và những kế hoạch của Trung Hoa đã đẩy chính phủ của Đảng Cộng Sản Việt Nam vào thế chẳng đặng đừng. Vấn đề ở chỗ, mưu đồ của Trung Hoa không bao giờ dừng lại chỉ ở những ngôn từ ngoại giao.

No comments:

Post a Comment