Thursday 24 March 2011

CÔNG AN NHÂN DÂN : TỐT HAY XẤU ?

Ngày còn bé, như bao đứa trẻ khác, tôi ước mơ trở thành những người “vĩ đại, xuất chúng”, và một  trong những hình ảnh đã trở thành “vĩ đại xuất chúng” trong ánh mắt trẻ thơ đó là công an. Hình ảnh chú công an với quân phục oai vệ, ra tay hiệp nghĩa, anh dũng đối đầu với những bọn gian ác, bằng những thế võ điêu luyện đã trở thành ước mơ của bao nhiêu đứa trẻ. Tôi không nằm ngoài những đứa trẻ ấy.

Và rồi, từ thần tượng hình ảnh chú công an, tôi rất dễ để cho đầu óc non nớt của mình đi đến một kết luận rất đơn giản : những người bị công an bắt, là những người đã phạm những tội ác tày đình, rất đáng bị trừng trị. Tâm hồn trẻ thơ rất công minh của trẻ thơ nơi tôi không ngần ngại ném ánh mắt coi thường, một ánh mắt diễn tả một loại ngôn ngữ “rất đáng đời” , lên những người bị công an trấn áp. Mà cũng logic, vì chú công an luôn ra tay hiệp nghĩa và trấn áp bọn tội phạm, vì vậy, “chúng” tất nhiên là tàn ác và đáng bị trừng phạt.

Ngây ngô đến dại khờ, tôi giữ trong đầu xác tín ấy thật lâu, rồi tự làm cho hình ảnh chú công an trở thành huyền thoại,  như một kẻ cuồng tín tin vào tín điều, tôi thẩm thấu những sách báo ca tụng hay xiển dương hình ảnh chú công an. Bất cứ ai khoác lên mình họ bộ đồng phục công an, đều đón nhận ánh nhìn ngưỡng vọng của tôi.

Thực tế cuộc sống, cùng với sự hiểu biết theo tuổi đời đã cho tôi  thấy những góc khuất khác, và cho đến hôm nay, khi ngồi viết những câu chữ này, là tôi đang đi tìm câu trả lời cho chính mình : Tôi bị  đánh lừa vì sự khéo che đậy của tuyên truyền, hay những “con sâu làm rầu nồi canh” đã phá đi những hình ảnh tốt đẹp về chú công an trong tôi?

Những gì đã tuyên truyền, thì giờ đây vẫn đang được thực hiện, và được thích ứng với những cách thức, phương tiện, và nội dung chuyên nghiệp hơn. Dù cố sơn phết,  nó vẫn không thể che đậy được một sự thực rất trần trụi về hình ảnh công an nhân dân : với một slogan nghịch lý : “công an nhân dân, chỉ biết còn Đảng còn mình”,  lực lượng này thực chất là một dụng cụ của chế độ để đàn áp nhân dân, và hệ quả tất nhiên, công an trở thành “kiêu  binh” của thời đại. Khi đó, công an, thay vì là lực lượng bảo vệ nhân dân,  đã mang đầy khả năng trở thành một tai họa cho mọi người.

Những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ của phương tiện truyền thông, công luận biết được nhiều hơn về những vụ hành hung gây thương tích và thậm chí làm chết người của công an. Nó chỉ mới là những trích đoạn được vén mở bên trong bức màn che giấu suốt lịch sử của ngành an ninh . Đã có những tổ chức đang thu thập những bằng chứng tội ác của lực lượng công an, và tôi tin rằng, những hồ sơ tội ác cũng ngang tầm bề dày như chính thời gian tồn tại của họ.

Trở lại với những vụ chết người mới đây có nguyên nhân công an, người ta có thể chứng kiến những cái chết rất oan ức, tức tưởi, bất ngờ, và nó có thể xảy ra với bất cứ người nào. Điều này có nghĩa là bạn, tôi, chúng ta có thể trở thành nạn nhân của tình trạng này. Khi công an cho họ có quyền dùng vũ lực một cách thô bạo đối với người dân, xác suất của tai nạn chết người vẫn tồn tại và có chiều hướng gia tăng.

Công an giống như một đứa trẻ hư được chính quyền nuông chìu, điều này cũng dễ hiểu, bởi chính quyền cần công an để bảo vệ. Nhưng cũng có một phần trách nhiệm của chính người dân. Tôi tự hỏi, liệu có cái chết tức tưởi của ông Trịnh Xuân Tùng mới đây hay chăng, nếu những người dân ở ga Bát Giáp ngày đó dám bỏ ra một khoảng thời gian để đứng lại không phải để nhìn hiếu kỳ, nhưng là can đảm cùng nhau phản đối hành động đánh người của công an, cùng nhau phản đối sự vô cảm đến độc ác của công an không cho gia đình đưa đi cấp cứu nạn nhân ???  Đôi khi, sự vô cảm và thờ ơ của chúng ta cũng có thể mở cửa cho những tội ác tràn vào, và nạn nhân không ai khác là bạn bè, người thân và cả chúng ta.

Cái chết của ông Trịnh Xuân Tùng không chỉ dừng lại ở cái kết thúc đầy oan khiên của một đời người, nó còn kéo theo bao là hệ quả : sự đau lòng của người mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha; sự hụt hẫng và khó khăn kinh tế của gia đình mất đi một trụ cột chính; sự mồ côi của những người con…, những nỗi đau không thể nào bù đắp được.

Vì thế, tập cho chính mình một phản ứng đúng đắn, một phản ứng khởi đi từ chính quyền cơ bản công dân, quyền lợi của chính mỗi người, hợp luật, cũng chính là tự bảo vệ chính mình, và giảm thiểu tội ác trong xã hội.

Nếu bạn không muốn mình hay người thân trở thành nạn nhân của những cái chết oan khiên trong tương lai, thì ngày hôm nay, hãy bắt đầu tập lên tiếng phản đối những hành vi sai trái của công an, của chính quyền. Nếu bạn thấy rằng, chỉ cần một tiếng nói phản ứng của bạn trước bạo quyền, và điều ấy có thể ngăn chặn những tội ác, những cái chết oan khiên cho người thân và chính bạn, thì hỡi bạn, còn ngại ngần gì không dám lên tiếng!!!

 

 

 

 

11 comments:

  1. Thiếu tá cảnh sát, phó công an tỉnh Hậu Giang, đánh tài xế Taxi lên trang chính trên thế giới rồi nè HMT:

    A Vietnamese deputy police chief attacked and threatened to shoot a taxi driver for refusing to run a red light, a report in state-controlled media said Thursday.

    Cabbie Do Quoc Thai said his passenger twice asked him not to stop at traffic signals and, when he insisted on obeying the lights, seized the steering wheel and threatened to shoot him, Tuoi Tre newspaper's website reported.

    He said the man then used a belt to attack him during the alleged altercation on Sunday night in the Mekong Delta city of Can Tho.

    Running red lights is a routine practice among Vietnamese motorists.

    The incident happened outside a local police station whose officers invited the pair in for questioning, Tuoi Tre reported. It identified the passenger as Major Bui Minh Thang, second-in-command of Hau Giang province's traffic police.

    "Thang threatened the police and asked one official in the room to kneel and apologise to him," the report said.

    Tuoi Tre reported that it interviewed Thang who said he had been drinking wine and beer before calling the cab.

    Both the traffic police in Can Tho and neighbouring Hau Giang provincial police -- which are reportedly led by Thang's father -- declined comment to AFP.

    Vietnam's traffic police are regarded by citizens as notoriously corrupt.

    In a report last year the US-based Human Rights Watch urged Vietnam to investigate "widespread police brutality". The group said it had documented 19 incidents of reported brutality by law enforcers over the previous year, resulting in 15 deaths.

    ReplyDelete
  2. AFP đưa tin, rồi các báo khác dẫn trích lại nhiều. search trong Google, thấy rất nhiều báo chí đưa tin này. Chuyện lạ chưa từng xảy ra mà.

    ReplyDelete
  3. Để xem cha con tay cảnh sát giết người ko gớm tay này chạy đi đâu . Chắc là CPVN sẽ dìm xuồng thôi . Hihi

    ReplyDelete
  4. Kiểm điểm thôi. Vinashin kia còn chưa đủ mức kỷ luật, vụ này làm gì nổi...

    ReplyDelete
  5. Ừ đúng, nhất là CA là tay chân của CPVN mà . CP chẳng đánh giết dân bao giờ nhưng không còn CA nữa thì CP sẽ đánh giết thẳng cẳng trực tiếp ! Hahaha

    ReplyDelete
  6. Thái độ đúng đắn này là nền móng của một xã hội dân sự mà Việt Nam mình cần lắm lắm lắm. Bài viết của bạn hay lắm. Phải chi "bệnh" này của bạn lây lan khắp đầu trên xóm dưới cho cả nước nhờ!

    ReplyDelete
  7. Mỗi người cùng góp một lời sẽ trở thành tiếng nói chung, mong thay.

    ReplyDelete
  8. Đúng đó . Mỗi người 1 lời sẽ thành núi cao .

    ReplyDelete
  9. điều đầu tiên, là phải tập dám nói. Sau đó mới là tìm một tiếng nói chung. Phải vậy không???

    ReplyDelete
  10. Vâng, tôi cũng nghĩ như anh. Đầu tiên là tự mình thắng chính mình trước đã và dám lên tiếng - từ tốn, nhỏ nhẹ, nhưng không sợ hãi.

    Bước thứ nhì là tìm đến nhau trong một nhóm nhỏ. Ban đầu 2, rồi 3, rồi tăng dần. Chỉ có tập thể mới có sức mạnh và cũng chính trong tập thể, dù nhỏ, mình mới có điều kiện tập sinh hoạt dân chủ. Ví dụ như lắng nghe người khác, học hỏi nhau để tiến, mỗi người có quyền lên tiếng thuyết phục người khác nhưng cuối cùng tôn trọng quyết định của tập thể và thi hành, ... Và đó đã là một xã hội dân sự nhỏ. Bó đũa nào dù to cỡ nào cũng được hình thành từ những chiếc đũa rời rạc dễ bẻ. Các xã hội Âu Mỹ sở dĩ bền vững, ổn định dù liên tục đối phó với khủng hoảng là không chỉ vì có đối lập, tam quyền phân lập, tự do báo chí mà họ còn có những xã hội dân sự vững chắc do chính những người dân - những chiếc đũa - tạo thành và giúp kiểm soát bộ máy quyền lực của nhà nước.

    ReplyDelete
  11. Cám ơn anh chia sẻ, HMT sẽ tiếp tục theo hướng này.

    ReplyDelete