Thursday 31 March 2011

Dấu nặng…

 

Không biết vì sao người ta gọi nó là dấu nặng, dù xét về hình thức, dấu nặng chỉ là một chấm nhỏ được đặt vào dưới một ký tự. Điều này cũng có nghĩa là, đôi khi có những điều, xét về hình thức thì giống nhau, nhưng nếu đặt ở những vị trí khác nhau, nó sẽ có tên gọi,  chức năng, và đưa đến những hiệu quả khác nhau.

Có lẽ tên dấu nặng đến vì hai lý do : xét về hình thức, nó được đặt dưới một ký tự, như thể một sự đeo bám được tháp vào. Hình ảnh những gì đeo bám dưới một vật thể, nó làm liên tưởng đến gánh nặng, trách nhiệm phải kéo theo ; xét về âm vận, đấu nặng làm từ mang âm bằng, mà để phát âm, giọng điệu thường trầm lắng xuống.

Nặng nề là vậy, khiêm tốn nằm dưới chân những ký tự là vậy, dấu nặng thực sự cần thiết để làm tròn đầy nhiệm vụ diễn tả ý tưởng, ngôn ngữ bằng văn tự như tất cả các dấu và ký tự khác. Người ta sẽ không hình dung nổi ngôn ngữ Việt Nam sẽ được diễn tả thế nào nếu thiếu dấu nặng. Cuộc đời cũng thế, cũng luôn cần đến những người, những thứ xem ra rất « bình thường » thậm chí có thể là « tầm thường » trong mắt người khác, nhưng thiếu họ hay thiếu những điều tầm thường ấy, cuộc sống khó đạt tới mức độ vuông tròn.

Dấu nặng cũng tồn tại giữa các dấu và con chữ khác như một quy luật tất nhiên của âm tiết, thì nó cũng là một nhắc nhở rất rõ ràng về cuộc đời này : sẽ có những gánh nặng trong đời. Khó tìm được một cuộc sống mà lúc nào cũng thảnh thơi, nhẹ tang bồng mà không phải vướng bận những trách nhiệm, những gánh nặng khác nhau. Gánh nặng cuộc đời, cũng như dấu nặng trong dòng chữ, trở thành một cơ hội cho con người rèn luyện vượt qua.

Tôi chợt nhớ đến anh bạn cùng xóm. Những năm tháng khó khăn, có được một chiếc xe đạp ngon không phải là điều dễ dàng. Đôi khi chiếc xe đạp cũ kỹ, nặng nề cũng là một tài sản không nhỏ.  Hầu như mỗi ngày đến lớp, lưng áo anh luôn đẫm mồ hôi, vì nắng nóng, nhưng cũng vì chiếc xe đạp cũ đã trở nên nặng nề. Sau này gặp lại, khi anh đã trở thành một người thành đạt, giàu có, anh vẫn giữ lại chiếc xe đạp cũ như một kỷ vật : « Nhờ nó, chân mình đã trở nên cứng cáp, và đã đứng vững trên những nẻo đường mới ». Anh nhẹ nhàng tâm sự với tôi về chiếc xe đạp cũ và nặng nề.

Cuộc sống, để đạt đến độ viên đầy, cũng  cần phải đầy đủ mọi mặt thành công và bỉ cực. Như thế, cuộc đời thành đạt không thể thiếu những dấu nặng trên đường.

 

 

 

 

 

42 comments:

  1. Hạnh phúc không ai cho không. Cuộc đời bao giờ cũng có cái gía phải trả cho sự hạnh phúc. Dấu nặng cho ta cái cảm giác quen với cái nặng nề để bước vào đời với hành trang tâm lý nhẹ nhàng hơn. Ta sẽ phải bắt đầu với 1 quãng thời gian khá nặng nhọc để có quyền hưởng hạnh phúc vào tuổi gìa. Và khi đó ngoảnh mặt lại mới thấy gía trị của dấu nặng.

    ReplyDelete
  2. Ông bà nói :"Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu" cũng nhằm nêu bật giá trí cần biết thắng vượt những giai đoạn nặng nề trong đời. Một chút liên tưởng giữa gánh nặng cuộc sống và dấu nặng trong chữ viết, cũng chỉ nhẳm nhắc chính mình phải cố gắng vươn lên...

    ReplyDelete
  3. Ấy thế mà có nhiều cuộc đời nặng quá, gẫy cả xương sống, nằm liệt luôn ... hahaha

    ReplyDelete
  4. Chính xác, lúc đó cũng đeo dấu nặng to tổ chảng, thành ra : Nặng - mệt - quỵ - liệt ... toàn là dấu nặng.

    ReplyDelete
  5. Cuộc đời của mỗi người ai ai cũng đều phải mang vác tất cả mọi dấu, từ dấu nặng đến cả những dấu sắc, huyền, hỏi, ngã...Điểm khác nhau ở đây là có người sẽ mang vác nhiều dấu này hơn, có người sẽ mang vác ít dấu kia hơn mà thôi! Nhưng dù sao đi nữa, khi biết rõ được mình đã và đang mang vác theo những dấu nào, thì mình sẽ thấy cuộc sống này rất thú vị và cũng đầy mầu nhiệm, ít ra là không trôi ngang, không tẻ nhạt!,

    ReplyDelete
  6. Có người nào vác luôn cả lựu đạn trên người ko TAMH ? Ikikik

    ReplyDelete
  7. Có chứ! Đặc biệt là dân Việt nam của mình ah, rất có tài mang vác lựu đạn ah nha!Không chừng còn giành giật nhau để xem ai mang lựu đạn nhiều hơn ah! TTKH chưa nghe bài thơ này hả:
    "Thân anh tuy đẹp chẳng hơn ai
    Đặc biệt là anh có cái tài
    Nổ như lựu đạn thành trăm miếng
    Trên đời này dễ có mấy ai"

    ReplyDelete
  8. Hahahaha ... trời người này xuất khẩu, xuất ý là thành thơ dễ dàng quá dzậy !

    ReplyDelete
  9. Không! Đây là thơ của giang hồ, mình lượm lặt được thôi! Mà nói không phải khoe khoang chứ dân tộc mình có khả năng "nổ" rất đáng nể phục! Nổ khủng bố, nổ rầm trời, nổ văng miểng, nổ banh xác, nổ bay màng nhĩ luôn chứ chẳng chơi!

    ReplyDelete
  10. Kinh hỉ ! Sao họ vẫn sống hay vậy ? Hihi

    ReplyDelete
  11. HMT ui, có biết vùng "Cao Du" là vùng nào bên VN ko ? TAMH nói mà TTKH ko biết là cái gì ?

    ReplyDelete
  12. Thì khả năng mang vác lựu đạn càng tốt thì hệ miễn dịch trong cơ thể đối với những chất nổ này càng tăng cao, nên đâu có sao! "Mày nổ hả? Xem thử có bằng tao không nhé! Cho mày "lép" luôn nà!"
    Ở VN mình là vậy ah! Khi nào về thăm quê hương thì phải chuẩn bị tinh thần ah nha TTKH!

    ReplyDelete
  13. TAMH đang vác dấu gì vậy ? có "dấu yêu" không ?

    ReplyDelete
  14. TTKH có từng biết kiểu ghép tên vùng của chính quyền Việt Nam chưa ? Ví dụ trước đây có tỉnh : Bình - Trị - Thiên, là gồm 3 tỉnh ghép lại : Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên. Vậy là Cao Du cũng là từ ghép của hai danh từ : Cao .....; ...... Du. Đoán đi!

    ReplyDelete
  15. ở Việt Nam, ra ngõ là gặp anh hùng ah.

    ReplyDelete
  16. Thực ra, "dấu yêu" là một loại "dấu" rất khó tìm được nhưng lại dễ mất vô cùng! Vì vậy nên mình đã gửi tất cả những "dấu yêu" ấy cho một người cất giữ, với niềm tin là người ấy sẽ giữ gìn được trọn vẹn những "dấu yêu" mà mình đã dâng trao!

    ReplyDelete
  17. Té ra cái vùng Cu Giao, í lộn, vùng Cao Du này mà cũng phải mất nhiều lời giải thích quá hén!

    ReplyDelete
  18. TAMH thông minh lanh lợi thật . Người này lanh trí thiệt !

    ReplyDelete
  19. TAMH vác đầy cả bị, rồi từ từ chọn cái nào xấu vất ra đường ... hihihi

    ReplyDelete
  20. Cao nguyen thượng du hả HMT ? Vậy TAMH là người Hmong hả ?

    ReplyDelete
  21. Kinh khiếp vậy sao ? TAMH & HMT hôm nào viết 1 bài entry về đề tài này đi nha . Lý thú quá !

    ReplyDelete
  22. Người nào giữa nhiều quá vậy ? Có tin được ko ? Hihi

    ReplyDelete
  23. HMT giải thích mấy TTKH vẫn chưa hiểu .

    ReplyDelete
  24. Lanh trí vậy thì mới đủ sức trò chuyện với chị monglehoa "tài sắc vẹn toàn" được chứ! Hehe...

    ReplyDelete
  25. Em hổng có giống chị ở cái điểm này à nha!

    ReplyDelete
  26. Thì đành được chứ sao bi giờ . Hehe

    ReplyDelete
  27. Cha em người Hơ-mông, Mẹ em người Sơ-Chiêng, cho ra em người như Chị thấy ah!

    ReplyDelete
  28. Chắc chắn sẽ viết! Hy vọng là sẽ có nhiều lý thú bởi vì mình sẽ dùng toàn nguyên liệu là những "chuyện có thật" đã từng chứng kiến kg ah!

    ReplyDelete
  29. Cứ tin đi! Nếu niềm tin đó bị đặt nhầm chỗ thì mình sẽ có thêm một "bài học" về niềm tin vào người khác chứ có sao đâu nà?

    ReplyDelete
  30. Thì biết được em là dân tộc Hmông có nghĩa là Chị đã hiểu được từ Cao Du roài đó!

    ReplyDelete
  31. Thế à . Hay quá . "Quê em miền Hmong ..."

    ReplyDelete
  32. Chết thì không chết, nhưng chắc là sẽ tả tơi lắm lắm!

    ReplyDelete
  33. Quê em miền Hmong
    Nhưng chẳng ai chổng mông
    Chạy lông nhông ngoài đồng
    Hổng biết Chị tin không?

    ReplyDelete
  34. Cao nguyên trung du thôi, chưa tới thượng du đâu. Còn H'mông hay không thì TAMH trả lời goy đó.

    ReplyDelete
  35. Quê em làng H'mông,
    Trai gái cứ "tồng ngồng"
    Khách thương mời mặc áo,
    Lắc đầu, em nói "không"...

    ReplyDelete
  36. Làm gì có "khách" nào mà "hiền" vậy chứ! Xạo quá! Mời mặc áo rồi lấy gì mà ngắm đây???

    ReplyDelete
  37. khi thành đạt những dấu nặng quá khứ ngẫm lại nó lại trở nên chất men thì vị cho cuộc sống hiện tại . còn nếu cuộc sống ko thành đạt dấu nặng là 1 tảng băng đè nặng lên 1 con người mà người ta hay quen gọi đó là số phận

    ReplyDelete
  38. Trong đời, người ta không bao giờ thiếu những dấu nặng. Tuy nhiên cách nhìn về nó thì mỗi người mỗi hướng. Thuyvy có cái nhìn rất "chuẩn không cần chỉnh" về dấu nặng đó.

    ReplyDelete