Tuesday 22 March 2011

NHỮNG MẢNH VỤN 4 : VÔ LÝ VIỆT NAM

1. VÔ LÝ VIỆT NAM

Vụ đổ vỡ Vinashin đưa lại một khoản nợ khổng lồ. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cho biết Vinashin nợ 95.148 tỷ 182 triệu đồng, phía Công an thống kê lên tới gần 120 nghìn tỷ, còn Chính phủ thì lại khẳng định chỉ có… 86 nghìn tỷ 851 triệu! Con số thiệt hại tính theo đơn vị nghìn tỉ.

Theo chủ trương kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì những tập đoàn kinh tế nhà nước là những mũi nhọn chiến lược và nằm dưới quyền kiểm soát và điều hành của chính phủ. Nhưng những mũi nhọn này chỉ “nhọn” trong việc ngốn ngân sách nhà nước.

Việc đổ vỡ của Vinashin đã gây nhiều bức xúc dư luận đến độ trở thành một điểm nóng trong những phiên chất vấn chính phủ vào kỳ họp quốc hội mới đây. Thậm chí có đại biểu đã đề nghị thành lập ủy ban thanh tra  để xác định trách nhiệm cá nhân và tập thể các thành viên chính phủ.

Mức độ thiệt hại là thế, gây nên sự bứt xúc của dư luận là thế, nhưng Bộ Chính Trị đã kết luận  quyết định không xử lý kỷ luật đối với cá nhân và tập thể.

Quyết định này một lần nữa vạch rõ một nghịch lý đang tồn tại trong xã hội Việt Nam, và thực sự trở thành một tai họa : Ai cũng biết, Đảng Cộng Sản mà cụ thể thể là Bộ Chính Trị nắm quyền can dự và quyết định mọi sinh hoạt của đất nước, nhưng không chịu trách nhiệm trước nhân dân. Chính phủ điều hành, nhưng những sai phạm của chính phủ, chỉ cần Bộ chính trị “bỏ qua” là coi như xong. Khi một kẻ “vô trách nhiệm” phán quyết sự vô trách nhiệm của mình, thì nó cũng đồng nghĩa với một hành vi vô trách nhiệm.

Chính quyền nhân dân chỉ là một mỹ từ trừu tượng. Họ không thấy rằng, sự quản lý yếu kém và bất tài của chính phủ gây thiệt hại nặng nề cho tổ quốc, mà nạn nhân chính là nhân dân. Rồi đây, bao thế hệ người việt sẽ phải còng lưng để trả khoản nợ này, khoản nợ mà 14 vị trong Bộ Chính Trị thấy rằng không cần kỷ luật.

Đảng ơi, làm thất thoát bao nhiêu nữa thì mới đáng bị kỷ luật???

2. NGANG TẦM KHU VỰC

Điện tăng!

Giá xăng dầu tăng!

Nước tăng!

Kéo theo nhiều thứ tăng, bao gồm cả sự lo lắng, bất an và khó khăn.

Tất cả đều tăng với một lý lẽ : cho ngang tầm khu vực.

Nhưng tiền lương và mức sinh hoạt có bao giờ được nâng ngang tầm khu vực chăng, hỡi ngài chính phủ?

Giá xăng giờ đây xấp xỉ 20.000, gần bằng 1 USD. Nếu một người dùng xe máy, di chuyển mỗi ngày khoảng 40 km thì ngốn hết 1 lít xăng. Trung bình một tháng, tiền phí xăng dầu là 600.000 VND. Lương cơ bản khoảng 2.500.000VND. Tính ra tiền xăng chiếm gần 25% thu nhập. Chưa kể tiền ăn uống, điện, nước, gaz .v.v. Giá xăng 1 USD /lit ngang tầm khu vực, nhưng thu nhập của người dân trong khu vực khoảng 1200 usd, và tiền xăng chỉ chiếm 4%.

Xin chính phủ giúp em cân bằng 25% và 4% cho ngang bằng khu vực.

 

 

6 comments:

  1. Xã hội này là hỏng rồi HMT . Dân ăn cướp vô học mà cai trị thì chỉ có chết chứ ko chỉ bị thương .

    ReplyDelete
  2. Vì vậy cần góp tay để sửa lại cái khiếm khuyết của XH này, mà việc đầu tiên là gây ý thức nên người dân. Bước đầu để gây ý thức là cùng đồng bào mình nhìn thật chuẩn xác về những vấn đề của tổ quốc, từ hiểu đến ý thức là một bước cũng gần TTKH ạ. Góp gió nhé.

    ReplyDelete
  3. Xin chính phủ giúp em cân bằng 20% và 4% cho ngang bằng khu vực...................Bố khỉ,bọn tớ còn nhìu dziệt phải làm lắm,"làu nà no cho dzân cho lước....no coi mí"thèng" phản động lữa" chứ có thời gian đâu mà chả cân với bằng

    ReplyDelete
  4. Coi bộ cái công thức :"Đảng lãnh đạo, chính phủ thực hiện, dân ... chịu " vẫn còn ứng dụng thêm vài năm ở VN ah.

    ReplyDelete
  5. Đúng lắm . Quan trọng là phải mở tầm nhìn và hiểu biết của người dân trước . Sau đó sẽ là ý thức cho người dân hiểu rằng một xã hội muốn có tương lai thì phải có 1 tập đoàn chính phủ có học hành đàng hoàng ở ngoại quốc, có ý thức trách nhiệm và có nhân cách . Bây giờ, cái CP này ko có gì cả mà toàn 1 mớ bằng giả với 1 bản chất vô nhân và ăn cướp .

    ReplyDelete
  6. Vô lý, vô trách nhiệm , vô đạo đức.
    Chẳng khác gì mình nói chuyện với đầu gối, chừi chó làm gì cho bẩn miệng ... ( cả thế gìời đầu biết chùng thế nào mờ)

    ReplyDelete